Siêu chùa

Bái Đính cổ tự là ngôi chùa được xây dựng trên núi Tràng An từ thời nhà Lý, rộng 27 hecta, được coi là bề thế, nhưng vẫn hài hoà với thiên nhiên. Nhưng quần thể Bái Đính mới được xây dựng còn rộng hơn thế gấp nhiều lần. Riêng chùa mới rộng 80 hecta, còn lại là các công trình phục vụ “du lịch tâm linh” khác, rộng hơn 500 hecta. 

Bái Đính cổ tự là ngôi chùa được xây dựng trên núi Tràng An từ thời nhà Lý, rộng 27 hecta, được coi là bề thế, nhưng vẫn hài hoà với thiên nhiên. Nhưng quần thể Bái Đính mới được xây dựng còn rộng hơn thế gấp nhiều lần. Riêng chùa mới rộng 80 hecta, còn lại là các công trình phục vụ “du lịch tâm linh” khác, rộng hơn 500 hecta.

Công trình này đã lập hàng loạt kỷ lục trong nước và châu lục về sự đồ sộ. Chùa có tượng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, hành lang tượng La Hán dài nhất châu Á, tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, chuông đồng lớn nhất Việt Nam, nhiều cây bồ đề nhất...

Nhưng những kỷ lục này đang sắp bị xô đổ, bởi một chùa khác đang được xây dựng ở Hà Nam. Chùa Tam Chúc có tổng diện tích 5.000 hecta, có điện thờ, hồ nước, rừng tự nhiên... Điện Tam Thế ở đây có thể chứa 5.000 phật tử cùng hành lễ. Chùa có 1.200 bức tranh bằng dung nham núi lửa, ba tượng phật bằng đồng đen nặng 200 tấn. Bảo tháp sẽ đặt thiên thạch mặt trăng trị giá đến 14 tỷ đồng.

Đây chỉ là hai trong số các siêu công trình chùa đang được xây dựng khắp đất nước hiện nay. Ta có thể bắt gặp những ngôi chùa tương tự ở Tây Thiên (Vĩnh Phúc), Ba Vàng (Quảng Ninh), Linh Ứng (Đà Nẵng) ... Nơi không xây chùa thì sẽ xây công trình khác lập kỷ lục như tượng phật A Di Đà lớn nhất Đông Nam Á ở chùa Khai Nguyên, Hà Nội.

Từ hàng trăm năm trước, nhiều ngôi chùa lớn đã xuất hiện trên thế giới. Chùa Haeinsa trên núi Kaya của Hàn Quốc được xây dựng lần đầu năm 802, tái thiết năm 1818 đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Chùa Wat Arun của Thái Lan có tháp Phra Prang cao 79 mét. Chùa Pha That Luang được xây dựng từ thế kỷ XVI là tháp vĩ đại ở Viên Chăn của người Lào. Chùa Shwedagon hay còn gọi là Chùa Vàng trên đỉnh đồi Singuttara ở Yangon là niềm kiêu hãnh của người Myanmar...

Nhưng đó là truyền thống của các nước bạn từ nhiều thế kỷ. Còn ở Việt Nam, "chùa rất to" mới xuất hiện từ sau thời xây dựng kinh tế thị trường. Chùa Việt truyền thống thường mang đặc trưng là tinh thần khiêm tốn, khoan thai, thanh tịnh, hoà hợp với thiên nhiên. Những công trình Phật giáo đỉnh cao của nước nhà từ thời Lý - Trần như chùa Thầy, Tây Phương, Một Cột... đều thể hiện điều đó.

Trong một cuộc trao đổi với tôi, nhà phê bình văn học Mai Anh Tuấn cắt nghĩa, từ thế kỷ 17, Phật giáo bình dân chảy về nông thôn, trú ẩn trong hệ thống chùa làng đã đóng góp một phần quan trọng kiến tạo lối sống tính thiện từ các làng xã. Nhưng đáng buồn là hiện nay các chùa làng không còn giữ được vai trò ấy, bởi bị hút theo đời sống kinh tế, xã hội hiện đại. Công trình Phật giáo ngày càng nhiều hơn, nhưng tính chân, thiện, mỹ trong xã hội lại càng ít hơn.

Cách đây mấy năm, tại hội thảo về thực trạng xây mới các công trình tín ngưỡng ở Việt Nam đương đại, kiến trúc sư Trần Huy Ánh nhận định, những công trình Phật giáo được xây mới hiện nay "xa lạ" với các chùa trước năm 1954 ở miền Bắc hay trước 1975 ở miền Nam.

Ông Ánh cảm thán rằng: chùa Việt truyền thống, dù linh thiêng, chứa đựng bao truyền thuyết hay chỉ nép dưới gốc đa làng thì vẫn luôn xinh xắn, có tỉ lệ hài hoà với thiên nhiên, gắn bó với con người. Hồn cốt Việt trong những ngôi chùa luôn theo phong cách dùng phương tiện vật chất tối thiểu để biểu đạt những giá trị tối đa hoặc lấy chi tiết nhỏ gọn mà tinh tế của phương Nam để đối trọng với những thứ to lớn, xa hoa của phương Bắc. Đó là những ngôi chùa mà khi tìm đến, mỗi người cảm nhận rõ sự trở về với sự thân thuộc, với bản ngã, sự tĩnh tâm sau dặm dài cát bụi, đua chen.

Nhưng những siêu công trình mới vẫn thu hút nườm nượp khách tham quan đổ về. Ở Bái Đính, năm nào báo chí cũng phản ánh cảnh người hành hương nhét tiền kín hàng chục pho tượng La Hán, vứt tiền lẻ khắp nơi từ Giếng Ngọc, ban thờ hay bất cứ nơi nào có tượng Phật.

Bởi thế nên nhiều địa phương rất hào hứng xây chùa, với kỳ vọng công khai là sẽ thu hút du khách, tạo công ăn việc làm và mang về cho ngân sách những khoản thu không nhỏ. Phong trào xây chùa to nở rộ khắp nơi. Nơi nào cũng cố gắng huy động tiền của từ ngân sách, doanh nghiệp, Phật tử, người dân... để xây cho được ngôi chùa bề thế. Tâm thư kêu gọi quyên góp xây chùa ngày càng nhiều.

Nhưng dù được xây dựng bằng vốn ngân sách hay xã hội hoá thì những công trình này đang sử dụng nguồn lực lớn của xã hội.

Mặc dù trong nền kinh tế hiện nay, chắc chắn mỗi nhà đầu tư, dù là địa phương hay cá nhân, khi bỏ tiền đều đã dự toán cẩn mật các lợi ích thu về. Nhưng trong quy mô một xã hội, và sâu hơn, là một nền văn hóa, khi chúng ta quyết định thay đổi bộ mặt một nền kiến trúc lâu đời, đầu tư hàng chục, hàng trăm nghìn tỉ để thỏa mãn một nhu cầu thẩm mỹ mới - thì rất cần cân nhắc cái được và cái mất là gì.

Vũ Viết Tuân

sieu chua Dòng người đến ngôi chùa lớn nhất thế giới ở Hà Nam dù chưa xây xong

Bất chấp những ngổn ngang, trơn trượt xung quanh công trường chùa Tam Chúc (Hà Nam), nhiều người dân vẫn kéo nhau đến du xuân, ...

sieu chua "Mảnh ghép Mặt Trăng" 600.000 USD: Chùa Tam Phúc muốn tạo sự độc đáo

Theo Thượng tọa Thích Minh Quang, chùa Tam Chúc là ngôi chùa độc đáo bậc nhất trên thế giới, việc có được “Mảnh ghép Mặt ...

sieu chua Chủ doanh nghiệp mua thiên thạch để tạc tượng Phật là ai?

Sự kiện Doanh nghiệp tư nhân Xuân Trường (Ninh Bình) thắng đấu giá mua mảnh thiên thạch từ Mỹ để tạc tượng Phật đặt tại ...

sieu chua Vì sao chùa Tam Chúc quyết định mua thiên thạch Mặt Trăng hơn 600.000 USD?

Quyết định mua “Mảnh ghép Mặt Trăng” là từ phía nhà chùa, doanh nghiệp Xuân Trường là đơn vị hỗ trợ.