Siêu tiêm kích F-35 - quân bài mặc cả giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ

Mỹ muốn dùng hợp đồng F-35 để buộc Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ vũ khí Nga, trong khi Ankara nhiều lần tỏ ý sẵn sàng tìm giải pháp khác.

 

sieu tiem kich f 35 quan bai mac ca giua my va tho nhi ky

 

 

Phi công Thổ Nhĩ Kỳ huấn luyện cùng tiêm kích F-35A tại Mỹ năm 2018. 

 

Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đầu tháng 4 tuyên bố dừng toàn bộ việc bàn giao thiết bị phụ tùng tiêm kích F-35 cùng hoạt động liên quan cho Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian chờ quyết định rõ ràng từ Ankara về việc từ bỏ thương vụ mua S-400 Nga. Đây là bước đi cụ thể đầu tiên của Mỹ nhằm phong tỏa việc chuyển giao tiêm kích tàng hình F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi Ankara kiên quyết mua hệ thống phòng không tầm xa S-400 của Moskva.

Đáp lại, Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định hợp đồng S-400 sẽ diễn ra đúng tiến độ, cảnh báo nước này sẵn sàng từ bỏ dự án F-35 để chọn mua tiêm kích Nga. Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu tuyên bố Ankara có thể mua thêm nhiều vũ khí từ Moskva, bao gồm cả máy bay thay thế F-35 nếu hợp đồng với Washington bị đình trệ.

"Chúng tôi là đối tác trong chương trình sản xuất F-35 và đã trả số tiền cần thiết. Hiện không có vấn đề gì với dự án, nhưng trong trường hợp xấu nhất, chúng tôi sẽ phải đáp ứng nhu cầu của mình ở chỗ khác, nơi các công nghệ tốt nhất sẽ được cung cấp", Ngoại trưởng Cavusoglu phát biểu hôm 23/4.

Giới chuyên gia đánh giá Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đều đang biến tiêm kích tàng hình F-35 thành quân bài mặc cả nhằm tìm kiếm lợi ích tối đa trong hợp tác quốc phòng và kiểm nghiệm quan hệ đồng minh tồn tại suốt nhiều năm qua.

sieu tiem kich f 35 quan bai mac ca giua my va tho nhi ky

Tiêm kích F-35A Thổ Nhĩ Kỳ bay thử tại Mỹ năm 2018. Ảnh: Lockheed Martin.

"Quyết định ngừng hoạt động liên quan tới Thổ Nhĩ Kỳ trong dự án F-35 của Mỹ là điều dễ hiểu. Họ không muốn công nghệ trên dòng F-35 rơi vào tay đối thủ. Washington cũng không sẵn sàng chuyển giao tiêm kích hiện đại nhất trong biên chế cho quốc gia không bảo đảm được quan hệ đồng minh lâu dài với họ", nhà phân tích chính trị Oliver Steward nhận xét.

Hợp đồng S-400 giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ được coi là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới cuộc đối đầu Washington - Ankara. "Mỹ ngày càng khó chịu với chính quyền Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, thương vụ S-400 là điều khó chấp nhận trong cấu trúc liên minh quân sự như NATO", nhà báo Abdullah Bozkurt, tổng biên tập báo tiếng Anh Today's Zaman bán chạy nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ, cho hay.

Nhà phân tích thị trường vũ khí Daniel Darling cho rằng dự án F-35 sẽ chỉ là bước đầu trong chiến dịch đối phó Thổ Nhĩ Kỳ của Mỹ. "Washington có thể tiến hành nhiều bước theo Điều 231 trong Đạo luật Chống đối thủ của Mỹ thông qua lệnh cấm vận (CAATSA), trong đó gồm chấm dứt việc bàn giao, hỗ trợ kỹ thuật cho tiêm kích F-16, trực thăng CH-47 và UH-60", Darling nói.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không từ bỏ dự án F-35 để chuyển sang tiêm kích tàng hình Su-57 Nga như nước này nhiều lần cảnh báo.

"Việc mua Su-57 sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho Ankara, do Moskva sẵn lòng chia sẻ công nghệ và không áp đặt nhiều điều kiện chính trị. Dù vậy, không quân Thổ Nhĩ Kỳ được xây dựng trên nền tảng công nghệ Mỹ suốt hàng chục năm qua, khiến nước này khó lòng dứt khỏi liên kết với Washington và các đồng mình trong khối NATO", Steward cho biết.

sieu tiem kich f 35 quan bai mac ca giua my va tho nhi ky

Một đơn vị tiêm kích F-16 của không quân Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Findikly.

Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những nước đặt mua nhiều tiêm kích F-35 nhất với số lượng dự kiến lên tới hơn 100 chiếc, cũng là một đối tác cung cấp linh kiện chủ chốt trong dây chuyền sản xuất F-35. "Ankara đã đầu tư quá nhiều nguồn lực vào dự án F-35 từ năm 2002, khiến họ không thể dễ dàng chuyển sang Su-57 Nga", nhà phân tích Diliman Abdulkader nhận xét.

Vấn đề lớn nhất là liệu xung đột Mỹ - Thổ quanh hợp đồng F-35 có ảnh hưởng tới cam kết của Ankara với khối NATO, cũng như nước này có cấm không quân Mỹ sử dụng căn cứ chiến lược Incirlik trong tương lai hay không.

"Thổ Nhĩ Kỳ luôn có những tính toán đối ngoại khác với đồng minh châu Âu, bắt nguồn từ các vấn đề đối nội và đối ngoại, cũng như vị trí địa chính trị đặc biệt. Tuy nhiên, cam kết của nước này với NATO dường như vẫn rất vững chắc, bất chấp sự phản đối quanh thương vụ S-400. Đóng cửa sân bay Incirlik với không quân Mỹ không phải giải pháp ưu tiên của Ankara", Darling đánh giá.

Vũ Anh (Theo Sputnik)

sieu tiem kich f 35 quan bai mac ca giua my va tho nhi ky F-35 tự đốt cháy vỏ tàng hình khi bay Mach 1,2

Truyền thông Nga dẫn nguồn tin từ trang Aviationist tiết lộ, mỗi khi F-35 bay vượt ngưỡng Mach 1,2, tiêm kích này sẽ bị hỏng ...

sieu tiem kich f 35 quan bai mac ca giua my va tho nhi ky Hé lộ điểm yếu chết người F-35A Nhật Bản rơi?

Bất chấp các vấn đề của OBOGS, hệ thống này vẫn được trang bị trên nhiều máy bay F-35A, mà không có bất kỳ biện ...

/ https://vnexpress.net