F-35 tự đốt cháy vỏ tàng hình khi bay Mach 1,2

Truyền thông Nga dẫn nguồn tin từ trang Aviationist tiết lộ, mỗi khi F-35 bay vượt ngưỡng Mach 1,2, tiêm kích này sẽ bị hỏng lớp vỏ tàng hình.

Thông tin này được Aviationist đưa ra căn cứ vào kết quả thử nghiệm của những chiếc F-35 (cả 3 phiên bản) được Không quân Mỹ tiết lộ. Theo đó, khi bay ở tốc độ cận âm và ở tốc độ chớm vượt tường âm thanh, phần thân vỏ của F-35 vẫn hoàn toàn bình thường.

Tuy nhiên, ngay khi vượt ngưỡng Mach 1,2 (gấp 1,2 lần tốc độ âm thanh), lớp phủ tàng hình của chiếc tiêm kích này bắt đầu bị đốt cháy và khiến F-35 hiện rõ trên màn hình của những hệ thống radar không được thiết kế để bắt mục tiêu tàng hình.

f 35 tu dot chay vo tang hinh khi bay mach 12
Tiêm kích F-35.

Căn cứ vào thực tế này, chuyên gia của Aviationist cho rằng, đây chính là lý do khiến rất hiếm khi F-35 bay vượt tốc độ Mach 1,2 hoặc mỗi khi quyết định bay vượt ngưỡng này, Không quân Mỹ lại phải đổ tiền phủ lại toàn bộ lớp vỏ tàng hình đắt đỏ.

Được biết, thông tin về phần lỗi nghiêm trọng này của F-35 cũng được trang Defense Aerospace dẫn lời đại diện của nhà sản xuất máy bay chiến đấu Jeff Bibion cho biết khi trả lời thắc mắc của giới quân sự nước này về tình huống có thể khiến F-35 mất tính năng tàng hình trước radar đối phương.

Vị đại diện này ​​thừa nhận, đúng là có vấn đề với lớp phủ của F-35. Sở dĩ xảy ra tình trạng này là bởi vì công nghệ tàng hình bị đẩy lên tới mức "chạm trần nhà" về giới hạn khả năng của mình.

Cụ thể, tình huống trên diễn ra do việc mài mòn lớp phủ đặc biệt có tác dụng hấp thụ tín hiệu radar. Lớp phủ tàng hình này rất dễ bị hao mòn, nó chỉ "sống" được trong vòng một chuyến bay, sau đó chiếc máy bay cần phải vào xưởng kỹ thuật để phun lại.

Đây là một tình huống khiến các phi công Mỹ lo lắng. Thử nghiệm đã cho thấy, nếu không có lớp sơn này, chiếc máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5 của Mỹ hiện rõ mồn một trên màn hình quan sát của các hệ thống phòng không, giống như chiếc phi cơ khổng lồ Boeing-747.

Cũng cần lưu ý rằng, Tư lệnh Không quân Hoa Kỳ và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh ngay từ đầu đã biết rõ tình hình, nhưng vẫn tiếp tục vận động hành lang để các đồng minh đặt mua hàng trăm chiếc loại máy bay chiến đấu loại này.

Đến tháng 8/2019, cả ba phiên bản chiến đấu cơ sẽ được kiểm tra trong điều kiện chiến đấu thực tế. Kết quả dự kiến ​​sẽ được tổng kết vào tháng 9. Quyết định sản xuất máy bay quy mô lớn sẽ được đưa ra vào cuối năm 2019.

Tổng cộng, 66 máy bay được sản xuất vào năm 2017 và 91 chiếc được dự kiến ​​ra mắt trong năm 2018. Hồi tháng 6/2018, chiếc máy bay tiêm kích F-35 Lightning II thứ 300 đã được bàn giao. Ba trăm chiếc tiếp theo sẽ được xuất xưởng vào cuối năm 2020.

Thừa nhận mới nhất này của Lockheed Martin cũng cho thấy, có thể đây chính là nguyên nhân khiến chi phí cho mỗi chuyến bay của F-35 Lightning II bị đội lên mức khủng khiếp, dù chỉ là một chuyến bay huấn luyện.

Theo số liệu thống kê của Không quân Mỹ mà trang Defense Aerospace có được cho biết, để bay trong một giờ, loại máy bay đa năng tàng hình F-35 tiêu tốn hết 24.000 USD, gấp nhiều lần so với các loại tiêm kích thế hệ 4 hiện có của Không quân Mỹ và cao hơn F-22 khoảng 4.000 USD.

Hòa Bình

f 35 tu dot chay vo tang hinh khi bay mach 12 Hé lộ điểm yếu chết người F-35A Nhật Bản rơi?

Bất chấp các vấn đề của OBOGS, hệ thống này vẫn được trang bị trên nhiều máy bay F-35A, mà không có bất kỳ biện ...

f 35 tu dot chay vo tang hinh khi bay mach 12 Chiến cơ mới của Mỹ sẽ đắt gấp 3 lần F-35A

Lầu Năm Góc đã phê duyệt một chương trình phát triển máy bay mới, theo đó chiến cơ mới sẽ có giá tối đa 300 ...

/ http://baodatviet.vn