Đội vốn khủng các dự án đường sắt: Đã thành một căn bệnh nan y

Tuyến đường sắt đô thị số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo cũng đã lại đội vốn. “Rất khủng”, từ 19.555 tỉ đồng lên 35.678 tỉ đồng. Đội vốn ngay cả khi chưa động đậy...

“Hà Nội phải chịu trách nhiệm toàn diện về thông tin, số liệu báo cáo và hiệu quả đầu tư dự án điều chỉnh; báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định việc điều chỉnh tổng mức đầu tư tăng thêm của dự án, từ 19.555 tỉ đồng lên 35.678 tỉ đồng” - Chỉ đạo mới nhất của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng sau khi tuyến đường sắt đô thị số 2 bị đưa vào thế không thể không đội vốn, dù chưa hề... nhúc nhích.

Như vậy là cả 3 tuyến đường sắt đô thị của Hà Nội đều đội vốn rất khủng khiếp. Tuyến số 1, từ 9.197 tỉ đội lên 81.537 tỉ. Tức tăng gấp 9 lần. Cát Linh - Hà Đông từ 8.770 tỉ lên 18.000 tỉ đồng (tăng 9.231 tỉ, tương đương trên 205%).

Và giờ là tuyến số 2.

Cần phải mở ngoặc, năm 2015, tuyến số 2 đã “xin” được điều chỉnh từ 19.555 tỉ lên 51.750 tỉ. Nhưng nó không qua được vòng thẩm định khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng: Với số tiền trên, xuất đầu tư sẽ đội lên 216 triệu USD/km. Chi phí đầu tư/km của dự án điều chỉnh cao gấp 1,7 lần so với

Malaysia và gấp 3 lần so với dự án tương tự tại Trung Quốc.

Cần phải liệt kê thêm: Dự án tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) tổng mức đầu tư dự toán là 17.000 tỉ, 2 năm sau, được điều chỉnh lên 47.000 tỉ đồng (tăng gấp 3). Tuyến

metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) cũng đội gần 50%, từ 1,3 tỉ USD lên 2,19 tỉ USD

Có người nói đó là một “hội chứng”, nhưng thật ra, đội vốn đã trở thành căn bệnh trầm kha. Một căn bệnh mà giờ không thể biện hộ bằng nguyên do “thiếu kinh nghiệm” nữa.

Ở dự án nào, “nhà chức trách” cũng nhìn ngay ra các nguyên nhân. Do thủ tục kéo quá dài. Do giải phóng mặt bằng chậm. Do tổng thầu trây ỳ. Do năng lực chủ đầu tư kém. Do biến động tỉ giá... Do 100 thứ lý do. Nhưng quan trọng nhất, cũng là lý do không ai chịu nói tới. Đó là do đến thời điểm hiện tại, chưa có bất cứ một cá nhân nào phải chịu trách nhiệm về việc đội vốn, dù đằng sau 2 từ nhạt nhẽo ấy, là biết bao nhiêu tiền của, biết bao nhiêu bức xúc, biết bao nhiêu lãng phí, và biết bao nhiêu cả những “hệ lụy niềm tin” nữa.

Lần này, với việc yêu cầu, chắc không ngẫu nhiên, về việc Hà Nội phải chịu trách nhiệm toàn diện... Có vẻ, Chính phủ cũng đã nhìn thấy rõ câu chuyện trách nhiệm ấy.

Mà phải như thế thôi. Bởi ràng buộc trách nhiệm mới là “liều thuốc” hữu hiệu nhất cho căn bệnh như là đã nan y này.

doi von khung cac du an duong sat da thanh mot can benh nan y Tàu Cát Linh - Hà Đông sẽ vận hành thương mại trong năm 2019
doi von khung cac du an duong sat da thanh mot can benh nan y Lần đầu tiên, Bộ GTVT thừa nhận sai sót trong dự án Cát Linh - Hà Đông
doi von khung cac du an duong sat da thanh mot can benh nan y Đường sắt Cát Linh - Hà Đông gần chục năm nay đóng góp vào GDP
/ laodong.vn