716 tỷ đô là con số được đưa ra sau thỏa thuận giữa cơ quan Hạ viện và Thượng viện Mỹ nhằm mục đích chi trả cho các khoản về quân sự trong năm 2018.
Theo đó, khoản chi phí khổng lồ này sẽ tạo điều kiện cho Mỹ đẩy mạnh tiềm lực quân sự, tăng chi viện cho các loại phương tiện tân tiến bao gồm tàu và máy bay. Ngoài ra, thỏa thuận cũng nhằm siết chặt hơn lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga.
Theo trang tin tức Defense News, Mỹ sẽ chi trả khoản ngân sách tối thiểu lên tới 639 tỷ đô cho phòng vệ quân sự, kèm theo đó là 69 tỷ đô bao gồm các khoản phục vụ cho việc chống khủng bố cũng như hỗ trợ quân sự tại Trung Đông.
Ngân sách cho quân sự dự kiến trong thỏa thuận mà hai bên cơ quan của Mỹ đặt ra dựa trên tổng ngân sách theo kế hoạch đặt ra trong năm Tài chính Mỹ (2019). Ưu tiên về hành chính cũng bị cắt giảm cho việc quân sự hóa cũng như chi trả cho các trang thiết bị tân tiến phục vụ cho quân sự.
Đối với không lực, Mỹ sẽ đầu tư 77 chiếc F-35 Lightning II, một loại máy bay tiêm kích tấn công kết hợp một chỗ ngồi, có khả năng tàng hình cũng như thực hiện những nhiệm vụ chiến đấu có tính chiến lược cao. Tuy nhiên, phương tiện này được cho biết sẽ hạn chế về mặt nâng cấp phần mềm do ngân sách dự kiến chưa đủ đáp ứng.
Trong tiến trình quân sự hóa, Mỹ sẽ chi tiếp 716 tỷ đô cho quốc phòng. |
Đối với hải quân, Mỹ sẵn sàng chi ra 200 triệu đô cho việc mở rộng và đầu tư vào sản xuất tàu ngầm với hơn 13 chiến hạm. Con số này thậm chí còn vượt mức yêu cầu mà Nhà Trắng đặt ra.
Trong tháng 1 tới, 2.6 % trong tổng ngân sách sẽ được đầu tư cho quân đội với hơn 4.000 bộ binh, 7.500 hải quân, 4.000 không quân và 100 thủy quân lục chiến.
Thỏa thuận mà Hạ viện và Thượng viện Mỹ đề ra cũng nhằm giải quyết mức lệnh trừng phạt đối Nga dưới đạo luật CAATSA. Từ đó, Mỹ sẽ nới lỏng và cho rằng không cần thiết đưa thêm bất cứ lệnh trừng phạt nào đối với Nga.
Quyết định này cũng cho phép đối tác quân sự và các nước đồng minh với Mỹ có thể mua bán, trao đổi phương tiện, vũ khí quân sự của Nga trong một phạm vi nhất định, miễn là các nhóm này không phụ thuộc hoàn toàn vào Nga.
Phương án đối ngoại đối với Trung Quốc cũng được các cơ quan đề ra. Theo đó, Mỹ đưa ra chỉ thị cấm tập đoàn sản xuất thiết bị viễn thông ZTE của Trung Quốc đầu tư và kinh doanh dù là thông qua Chính phủ hay các doanh nghiệp tư nhân.
Hơn nữa, trong năm tới, Mỹ tiến hành làm chặt hơn đối với Trung Quốc trên nhiều mặt về kinh tế. Cụ thể, Ủy ban về Đầu tư nước ngoài tại Hoa Kỳ nhiều khả năng sẽ từ chối giao dịch đối với các tập đoàn lớn của Trung Quốc. Quyết định này được đưa ra thực sự tiềm ẩn những nguy cơ an ninh quốc gia vô cùng lớn đối với Hoa Kỳ.
Diệc Nhu
Nga đau đầu khi tàu Đô đốc Kasatonov sắp trực chiến
(Vũ khí) - Theo TASS, Hải quân Nga chuẩn bị đưa tàu Đô đốc Kasatonov vào trực chiến. Tuy nhiên, kế hoạch trang bị này ... |
Mỹ bắt cựu quan chức tình báo trên đường bay sang Trung Quốc
Bộ Tư pháp Mỹ ngày 5-5 thông báo một cựu quan chức thuộc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ vừa bị bắt vào cuối ... |
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: Không nước nào nên thống trị châu Á
Phát biểu mở đầu ngày họp thứ 2 trong khuôn khổ Đối thoại Shangri-La 2018, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis khẳng định hợp ... |