Cứ “tố” thầy cô đi, ai dạy dỗ con anh chị!

Chuyện phụ huynh học sinh “tố” cô giáo chủ nhiệm ở trường Dân lập Lương Thế Vinh hà khắc, “không tình người, chỉ có hình phạt và nước mắt” làm dậy sóng dư luận. Còn tôi, không ủng hộ chị phụ huynh. Đơn giản tôi nghĩ… cứ “tố” thầy cô đi, ai sẽ dạy con anh chị?

cu to thay co di ai day do con anh chi PGS Văn Như Cương: Trường Lương Thế Vinh không hà khắc
cu to thay co di ai day do con anh chi Cơn bão mang tên Lương Thế Vinh và sự chống chế vụng về
cu to thay co di ai day do con anh chi

Trường Dân lập Lương Thế Vinh nơi phụ huynh "tố" giáo viên... không tình người.

Tôi biết, chẳng thầy cô nào muốn phải sử dụng hình phạt với học trò của mình, nếu các em là những trò ngoan, chăm học. Các cô, các thầy cũng muốn nở nụ cười trên môi, muốn năm tháng tuổi hồng của các em trôi đi với ấn tượng tốt về mái trường, thầy cô. Cánh phượng hồng rơi khô lại lòng còn thấy se buồn, tâm hồn của người làm thầy cô nhạy cảm lắm. Và với người vướng vào văn chương thì sự nhạy cảm cũng nhân lên nhiều lần.

Bởi thế, khi con bị phạt, phụ huynh trước khi trách thầy cô hãy tìm hiểu nguyên do vì sao con bị phạt? Áp lực học hành quá, con không chịu được sẽ là lỗi của phụ huynh đã quá kỳ vọng vào con, ép con bằng chúng bạn trong khi thực lực của con chưa thể đáp ứng tiêu chí của nhà trường. Con có lực học khá thì đừng ép con vào lớp đào tạo “gà nòi” của những học sinh giỏi. Mọi sự gắng sức đến kiệt quệ sẽ tạo một áp lực tinh thần đè bẹp tuổi thơ của con. Đến trường với con không còn là niềm vui mà nó nặng nề: Nặng nề tiếp thu kiến thức, nặng nề tuân thủ quy định trong học tập.

Cái tuổi “nhất quỷ, nhì ma” nếu thầy cô, gia đình buông lỏng sẽ là xuất hiện trò quậy phá tung trời. Bởi thế, không “kỷ luật thép” không khép một lớp “đối tượng thứ ba” vào khuôn khổ. Phụ huynh nào cũng qua tuổi học trò với những trò tinh nghịch chắc hiểu khi ấy thầy cô sẽ khổ thế nào. Khi qua bể ải chắc hiểu nỗi trầm luân!

cu to thay co di ai day do con anh chi

Chia sẻ của phụ huynh trên mạng xã hội gây "bão" mạng.

Là người làm cha mẹ cũng vậy, với đứa con ngoan, tự giác học tập chắc bố mẹ không phải dùng roi vọt. Nhưng với những “tiểu quỷ sứ” nhiều bố mẹ bất lực khi dạy con nói gì đến thầy cô trong nhà trường. Suy cho cùng, tôi ủng hộ sự nghiêm khắc của thầy cô để tạo ra một lớp học có kỷ cương, nề nếp học ra học, chơi ra chơi.

Chúng ta đừng vội trách thầy cô, ở môi trường nào cũng có người này, người khác. Thầy cô cũng vậy, học trò cũng thế. Ở đâu đấy ta vẫn nghe những chuyện đau lòng học trò và thầy cô biến lớp học thành võ đường. Đấy là những đứa học trò không được giáo dục nghiêm khắc, những thầy cô thiếu sự kiềm chế bản thân. Bởi vậy, việc phán xét người khác hãy dựa vào nội hàm của sự việc, bản chất của vấn đề.

Thầy đồ xưa với những trẻ lười học, nghịch ngợm bị phạt phải quỳ gối vào vỏ mít, đau đớn đến chảy máu nhưng lại tạo ra được những nhân tài kiệt xuất. Thường thì đứa trẻ nhiều trò nghịch là đứa trẻ thông minh và cần người có tâm cầm cương ghìm con ngựa bất kham.

Nếu con chị phụ huynh có bản lĩnh chắc không than thở kể khổ với mẹ. Bởi tuổi nào cũng vậy, người có bản lĩnh luôn dám làm, dám chịu!

“Yêu cho roi cho vọt” hình phạt cho con chăm ngoan đó là tâm huyết của giáo viên. Phụ huynh nhìn tích cực sẽ là điều động viên thầy cô làm tốt công việc của người truyền đạt kiến thức, dạy lễ nghĩa cho trẻ. Đừng mờ mắt vì những vẻ bề ngoài mà phán xét khiến thầy cô cảm thấy bị bạc như bụi phấn.

Đừng vội la hét, “tố” thầy cô quá nghiêm khắc rồi ai dám dạy dỗ con anh chị!

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

http://www.nguoiduatin.vn/cu-to-thay-co-di-ai-se-day-do-con-anh-chi--a340451.html

/ Minh Khánh/nguoiduatin.vn