Việt Nam nhập khẩu phế liệu, môi trường trả giá!

Chuyên gia góp ý quy định thi hành Luật Bảo vệ Môi trường phải quản lý cả phế liệu nhập khẩu như tàu vỏ thép cũ và amiang.

Ngày 3/10, Liên hiệp các Hội Khoa học- Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã tổ chức hội thảo "Góp ý sửa đổi, bổ sung các quy định hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường" với sự tham gia của nhiều chuyên gia đầu ngành về khoa học môi trường.

Ông Phan Tùng Mậu - Phó Chủ tịch VUSTA phát biểu tại Hội thảo.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Phan Tùng Mậu - Phó Chủ tịch VUSTA cho hay: "Thời gian qua đã ghi nhận các vụ việc sự cố môi trường, các vấn đề còn thiếu sót trong quản lý môi trường, đặt ra nhu cầu bức thiết phải sửa đổi các Nghị định thi hành Luật. Nghị định phải được xây dựng sao cho rõ ràng về trách nhiệm của các bên liên quan cũng như thuận lợi trong tra cứu.

Đáng chú ý là còn nhiều vấn đề chưa có sự quản lý rõ ràng, làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố môi trường. Hội thảo nhằm tiếp thu các ý kiến của giới khoa học để sửa đổi, bổ sung và tiếp tục hoàn thiện để thực hiện khả thi hơn".

Theo ý kiến của PGS.TS.Nguyễn An Lương - Chủ tịch Hội KHKT An toàn vệ sinh lao động VN, dự thảo Nghị định sửa đổi của Bộ TN-MT về các Nghị định thi hành Luật Bảo vệ môi trường đã đề cập tới nhiều nội dung quản lý hơn trước, đặc biệt là quản lý nhập khẩu phế liệu.

"Chúng ta đã chứng kiến những vụ việc như nhập khẩu ụ nổi 83M, nhập khẩu phế liệu giấy để sản xuất thành giấy trắng... gây ra các tác động lớn không chỉ kinh tế và môi trường mạnh mẽ. Tôi tán thành cao việc Bộ TNMT đưa vào quản lý loại vật liệu này" - ông Lương nói.

PGS.TS. Nguyễn An Lương cũng cho rằng, nếu tiến hành quản lý phế liệu nhập khẩu, cần phải xác định rõ ràng các chỉ tiêu về kỹ thuật của các loại phế liệu khi nhập khẩu vào Việt Nam, khi đưa vào nhà máy và chất thải ra môi trường...

Bộ TN-MT cần kiểm soát chặt chẽ về phế liệu nhập khẩu.

Cùng quan điểm này, TS. Vũ Thường Bồi - Hội Hóa học Việt Nam nêu giả thiết, trường hợp nhập khẩu phế liệu về tới Việt Nam mới hóa ra là thiết bị có nhiễm phóng xạ hoặc từng để sản xuất uranium thì cực kỳ nguy hiểm.

"Chúng ta đã có bài học về việc nhập khẩu phế liệu tàu về Việt Nam và phải trả giá. Không thể tiếp diễn mà phải nhanh chóng đưa vào quản lý vấn đề này ngay.

Cùng với quản lý phải có các quy định về chế tài trong việc xử lý phế liệu nhập khẩu về và tháo dỡ nó ra sao, không thể để môi trường Việt Nam gánh chịu hết" - TS. Vũ Thường Bồi nhấn mạnh.

Ngoài ra, các chuyên gia tham gia hội nghị cũng nhấn mạnh về việc đưa thêm amiang vào danh mục độc hại và cần phải có sự quản lý chặt chẽ hơn.

PGS.TS.Nguyễn An Lương cho hay, amiang đã được hầu hết các nước trên thế giới và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) liệt vào danh mục các sản phẩm độc hại đối với sức khỏe.

Tuy nhiên, Bộ TN-MT vẫn chưa có quan điểm chính thức nào về loại vật liệu này.

Các chuyên gia khuyến nghị, Bộ TN-MT trong quá trình sửa đổi bổ sung Nghị định thi hành Luật Bảo vệ môi trường, thêm amiang vào danh mục các vật liệu cần quản lý.

Đáng chú ý, cơn bão đổ bộ vào miền Trung vừa qua đã khiến các mái lợp bro-xi măng của nhà dân bị vỡ, hỏng. Trong quá trình sử dụng lợp mái thì không xảy ra vấn đề gì nhưng khi mái bro-xi măng bị vỡ, người . Amiang cũng được cho là sát thủ gây ung thư đặc biệt.

"Chúng ta đừng để thế giới gọi Việt Nam là "cường quốc ung thư" nữa. Đã đến lúc phải đưa amiang vào quản lý chặt chẽ, là tác nhân gây ô nhiễm môi trường và tác nhân độc hại cho sức khỏe con người" - vị chuyên gia nhấn mạnh.

Dừng sử dụng amiang để tránh kịch bản "cường quốc ung thư".

TS.Bùi Đức Thắng, Tổng Thư ký Hội Địa chất Việt Nam cũng cho rằng, bảo vệ môi trường là vấn đề rất sâu rộng. Dù còn nhiều bất cập song phải đưa phế liệu nhập khẩu và amiang vào các danh mục cần quản lý. Nếu bất cập ở đâu, sẽ sửa tiếp. Bởi nếu không kiểm soát mạnh mẽ từ bây giờ, Việt Nam sẽ phải trả những cái giá đắt hơn cho môi trường.

Ngoài ra, hội thảo cũng tập trung thảo luận về các quy định về báo cáo đánh giá tác động môi trường, các công cụ kiểm soát bảo vệ môi trường của nhà nước với doanh nghiệp, các tiêu chuẩn kỹ thuật dùng làm căn cứ để đánh giá tác nhân xấu tới môi trường như tiếng ồn, các công trình xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường như hồ điều hòa 72 tiếng...

(http://baodatviet.vn/khoa-hoc/lien-hiep-hoi/viet-nam-nhap-khau-phe-lieu-moi-truong-tra-gia-3344354/)

Khai tử xăng A92: Có cứu được nhà máy ethanol thua lỗ?

Về lâu dài, khi nhu cầu ethanol tăng cao, Việt Nam có thể cân nhắc đến việc nhập khẩu ethanol.

Vụ nhập thuốc ung thư giả của VN Pharma: Họ đã làm giả những gì?

Để nhập khẩu lô thuốc về VN, các bị cáo đã làm và sử dụng một loạt con dấu, giấy tờ giả.

Hàng Thái Lan ồ ạt vào Việt Nam: Nỗi lo lớn hơn

Không chỉ hàng hóa Thái Lan ồ ạt vào Việt Nam, thời gian qua các tỷ phú Thái Lan cũng đồng loạt thâu tóm ngành ...

Nguồn cung xăng dầu cho người tiêu dùng Việt năm 2018 ra sao?

Từng là nước phụ thuộc hoàn toàn vào xăng dầu nhập khẩu, Việt Nam đã dần dần đáp ứng nhu cầu xăng dầu nội địa ...

/ Theo Cúc Phương/Báo Đất Việt