Để nhập khẩu lô thuốc về VN, các bị cáo đã làm và sử dụng một loạt con dấu, giấy tờ giả.
VKSND Cấp cao tại TP.HCM vừa có kháng nghị đối với bản án VN Pharma do TAND TP.HCM vừa tuyên sơ thẩm. Kháng nghị cho rằng, nội dung bản án sơ thẩm chưa đầy đủ, toàn diện, chưa phản ánh đúng bản chất vụ án, có dấu hiệu bỏ lọt hành vi phạm tội và người phạm tội…
Theo kháng nghị, để nhập khẩu lô thuốc về VN, các bị cáo đã làm và sử dụng một loạt con dấu, giấy tờ giả bao gồm: Giấy chứng nhận bán hàng tự do (FSC) và giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) của Bộ Y tế Canada, được hợp pháp hóa lãnh sự của Lãnh sự quán VN tại Canada.
Kết quả xác minh và kết luận giám định đã xác định các giấy chứng nhận trên đều là giả: Giả dấu hợp pháp hóa lãnh sự và giả chữ ký của Tham tán ĐSQ VN Nguyễn Văn Quyền; làm giả hồ sơ kỹ thuật thuốc và tiêu chuẩn, phương pháp kiểm nghiệm thuốc mang tên Cty Helix Canada.
Bộ Ngoại giao xác minh công ty Helix Pharmaeuticals Inc, địa chỉ 392 Wilson Ave, Toronto, Ontario, Canada không có thật. Xác minh mã số, mã vạch in trên vỏ hộp thuốc H-Capita 500 mg Caplet, Cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng – Bộ Công Thương xác định mã số, mã vạch này không được đăng ký bởi quốc gia nào.
Cụ thể, trong vụ án này, Nguyễn Minh Hùng và Võ Mạnh Cường cùng bàn bạc từ xây dựng hồ sơ đến nhập khẩu và tiêu thụ thuốc H-Capita 500mg. Để có đầy đủ thủ tục nhập khẩu, Cường cung cấp một loạt giấy tờ giả phía Canada, Hùng chỉ đạo thuộc cấp làm giả giấy tờ phía Việt Nam. Hành vi này theo kháng nghị là có dấu hiệu tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” theo Điều 267 Bộ luật Hình sự.
Ở khía cạnh khác, kháng nghị cho rằng, kết luận của Bộ Y tế cho rằng thuốc H-Capita chỉ là thuốc kém chất lượng chứ không phải thuốc giả là “không phù hợp với quy định của pháp luật”. Cụ thể, tại kết luận giám định số 31/KL-BYT ngày 22.4.2015 của Hội đồng giám định Bộ Y tế kết luận: “Lô hàng có nhãn mác thuốc H-Capita 500mg Caplet nói trên chứa 97,5% hoạt chất Capecitabine là thuốc, không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, không sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người”. Thành phần tạp chất là 17% (trong khi cho phép không quá 0,1%).
Căn cứ Luật Dược 2005 và Nghị định số 08/2013/NĐ-CP ngày 10.1.2013 của Chính phủ, kết quả giám định của Bộ Y tế có mâu thuẫn, không phù hợp với quy định của pháp luật và thực tế khách quan của vụ án. Giám định cho rằng thuốc này “... không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người”, trong khi các bị cáo nhập về với mục đích chữa bệnh ung thư cho người, nhưng cũng chính kết luận lại cho rằng là thuốc kém chất lượng, mà không kết luận là thuốc giả.
(http://laodong.vn/phap-luat/vu-nhap-thuoc-ung-thu-gia-cua-vn-pharma-ho-da-lam-gia-nhung-gi-567602.ldo)
Vụ VN Pharma: Cục Quản lý dược có công hay có tội?
Sau rất nhiều phát ngôn của lãnh đạo Bộ Y tế về vụ án VN Pharma trong những ngày qua, dư luận cho rằng, Bộ ... |
Bóc tiếp những mảng tối trong vụ VN Pharma
Sáng qua 26.9 Thanh tra Chính phủ đã công bố quyết định thanh tra việc cấp phép cho VN Pharma nhập 7 loại thuốc giả ... |
Cục Dược chứ đừng là Cục Độc dược
VKSND TC kháng nghị vụ VN Pharma với lý do vụ án chưa được điều tra một cách toàn diện, có dấu hiệu bỏ lọt ... |