Trung Quốc rút Hoa Kiều, chiến tranh Trung-Ấn hiện hình?

Trong cuộc không chiến trên dãy Himalaya, không quân Ấn Độ sẽ chiếm lợi thế trong thời gian ban đầu nhưng không đủ dài để chiến thắng Trung Quốc.

trung quoc rut hoa kieu chien tranh trung an hien hinh Nga hay Mỹ sẽ tháo ngòi nổ Trung - Ấn?

Trung Quốc rút Hoa Kiều, doanh nghiệp rút nhân viên

Căng thẳng trên dãy Himalaya đang ngày càng gia tăng, khi Trung Quốc rút kiều dân khỏi Ấn Độ, nguy cơ về một cuộc chiến tranh giữa hai cường quốc quân sự ở châu Á đang hiển hiện trước mắt.

Theo trang mạng Đông Phương, tình hình khu vực tranh chấp ở biên giới Trung - Ấn căng như cung đã giương tên, khi xuất hiện tin nước này đã bắt đầu rút kiều dân khỏi Ấn Độ.

Một người sử dụng mạng internet làm việc tại một xí nghiệp Trung Quốc tại Ấn Độ tiết lộ là đã có khoảng một nửa số nhân viên các công ty Trung Quốc đã về nước.

Một bộ phận xí nghiệp đầu tư và công ty mậu dịch Trung Quốc ở Ấn Độ đã tạm thời rút khỏi các cơ sở ở Ấn Độ.

Bên cạnh đó, theo trang tin điện tử Sina, trước đó, Đại sứ quán Trung Quốc tại Ấn Độ đã ra "Thông cáo về an toàn của công dân Trung Quốc ở Ấn Độ" nhắc nhở các công dân Trung Quốc ở Ấn Độ sắp tới cần chú ý an toàn của bản thân, không nên ra ngoài khi không cần thiết, cẩn thận trong lời nói và hành động, tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật Ấn Độ, tôn trọng tập quán tôn giáo và phong tục địa phương, phối hợp sự kiểm tra của nhân viên chấp pháp địa phương…

Được biết, hiện nay tại Ấn Độ có khoảng 500 - 600 xí nghiệp vốn Trung Quốc, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như New Delhi, Mumbai và Kolkata với với khoảng 4.000 nhân viên.

Ngoài ra cũng có số lượng nhân viên quản lý kỹ thuật tương đương tại hiện trường các công trình đâng xây dựng.

Người phụ trách một công ty năng lượng Trung Quốc nói rằng, tuy hiện nay chưa có kế hoạch tổng thể về rút các xí nghiệp vốn Trung Quốc khỏi Ấn Độ, nhưng các công ty đều cố gắng giảm số lượng nhân viên của mình đến mức thấp nhất, những ai không có công trình trong tay đều có thể rút về.

Tuy nhiên, một chủ doanh nghiệp Trung Quốc ở Ấn Độ thẳng thắn nói rằng, tuy các công ty Trung Quốc ở Ấn Độ tự ý rút nhân viên, nhưng việc này không liên quan đến tình hình căng thẳng trong quan hệ hai nước; mà xuất phát từ việc lòng tin giữa hai nước đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 50 năm qua.

trung quoc rut hoa kieu chien tranh trung an hien hinh
Ấn Độ có ưu thế ban đầu về không quân nhưng không thể thắng Trung Quốc

Do đó, các công ty Trung Quốc ở đây vốn đã phát triển rất khó khăn, nay lại càng khó thêm.

Dù tình hình đối đầu ở Doklam được giải quyết ra sao thì người Trung Quốc cũng không có khả năng phát triển kinh doanh ở Ấn Độ, do đó, không cần thiết phải đầu tư thêm các hạng mục lớn.

Như vậy, mặc dù chiến tranh có nổ ra hay không thì Bắc Kinh cũng đã mất rất nhiều sau khi nước này đe dọa tiến hành một cuộc chiến tranh chống lại New Dehli vì căng thẳng ở Doklam.

Hơn nữa, giả sử nếu có xảy ra xung đột, Trung Quốc cũng khó giành chiến thắng trước Ấn Độ. Điều này xuất phát từ đặc điểm địa hình khó khăn hiểm trở ở khu vực này, nước nào có thực lực không quân mạnh sẽ có khả năng giành chiến thắng cao hơn.

Trong bối cảnh cuộc đối đầu Trung Quốc - Ấn Độ trên cao nguyên Doklam có nguy cơ nổ ra chiến tranh, cả hai bên cùng với các chuyên gia quân sự nước ngoài đều đưa ra ngày càng nhiều dự đoán về ưu thế của nước mình trong cuộc đụng độ quân sự tiềm năng.

Ví dụ, trang tin Mỹ Defensenews trích dẫn bản báo cáo của cựu sĩ quan Không quân Ấn Độ Sameer Joshi chỉ ra rằng, lực lượng không quân Ấn Độ trong khu vực vượt trội hơn hẳn Trung Quốc. Cách đánh giá như vậy chính xác đến mức nào? Và không quân nước nào có lợi thế hơn.

Ấn Độ sẽ chiếm lợi thế bao đầu nhờ không quân?

Trong một bài viết của mình, chuyên gia quân sự kỳ cựu của Nga là ông Vasily Kashin cho rằng, mặc dù đa số nhận định của chuyên gia Joshi là đúng, nhưng nếu không chú ý đến bối cảnh chung của mối quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ trong lĩnh vực quân sự và tiềm lực huy động của hai nước cho chiến tranh thì kết luận có thể không hoàn toàn chính xác.

Không quân Ấn Độ vẫn duy trì lợi thế đáng kể so với lực lượng không quân Trung Quốc trong lĩnh vực huấn luyện và có những kinh nghiệm chiến đấu phong phú hơn với những máy bay chiến đấu hàng đầu của các cường quốc không quân trên thế giới.

Về mặt kỹ thuật, một số máy bay chiến đấu của Không quân Ấn Độ (ví dụ như Su-30MKI) vượt trội hơn tất cả các máy bay chiến đấu trong lực lượng không quân Trung Quốc, bất kể đó là Su-30MK2 hay J-10, J-11 hoặc J-16.

Trên thực tế, điều kiện khắc nghiệt của Khu tự trị Tây Tạng sẽ làm giảm khả năng của Không quân Trung Quốc đối phó với Không quân Ấn Độ. Ở khu vực này Bắc Kinh chỉ có mạng lưới sân bay kém phát triển, điều kiện bảo dưỡng kém, các chiến đấu cơ của nước này sẽ phải giảm tải để cất cánh.

Như vậy, không quân Ấn Độ có thể chiếm lợi thế ban đầu nhưng điều này khó có thể giúp họ giành phần thắng tuyệt đối bởi Trung Quốc cũng có những thế mạnh riêng của mình. Bao gồm những yếu tố sau:

Một là: Bản báo cáo của ông Joshi không nhắc đến 3 sư đoàn không quân tầm xa của Không quân Trung Quốc, trong biên chế thường trực có các máy bay ném bom H-6K và H-6H.

Các máy bay này cũng có thể tham gia vào cuộc xung đột với Ấn Độ, hoạt động từ các sân bay xa biên giới.

Hai là: Mặc dù không quân là yếu tố quan trọng nhưng không phải là yếu tố quyết định chiến tranh, bởi tham gia chiến đấu không chỉ có các máy bay mà gồm tất cả các lực lượng vũ trang hai bên. Về sức mạnh quân sự tổng hợp thì Trung Quốc nhỉnh hơn Ấn Độ một chút.

Ấn Độ không nên quên rằng, Trung Quốc là một quốc gia mạnh hơn nhiều trong lĩnh vực quân sự và công nghiệp - quân sự.

Lợi thế của New Dehli trong lĩnh vực không quân có thể bị xoá nhòa bằng ưu thế của Trung Quốc trong những lĩnh vực khác.

trung quoc rut hoa kieu chien tranh trung an hien hinh
Trung Quốc có ưu thế về tiềm lực nhưng cũng không thể đánh bại Ấn Độ

Ba là: Bắc Kinh có nhiều tên lửa hơn New Dehli, kể cả các tên lửa BrahMos và tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm ngắn. Trung Quốc có thể bí mật triển khai nhanh chóng nhiều tên lửa tầm ngắn và tầm trung ở khu vực Tây Tạng và họ đã nhiều lần tổ chức những bài tập như vậy.

Trong thời gian khá dài Ấn Độ không chú ý đầy đủ đến các hệ thống phòng thủ tên lửa mặt đất, vì thế phải có thời gian để khắc phục tình trạng này. Do đó, ưu thế này cũng có thể bù đắp sự yếu đuối của Không quân Trung Quốc ở khu vực Tây Tạng.

Bốn là: Cần phải chú ý đến tiềm năng mạnh mẽ của Trung Quốc trong lĩnh vực chiến tranh mạng, họ có thể tấn công vào các hệ thống kiểm soát không lưu của Ấn Độ.

Ngoài ra, Trung Quốc có ưu thế hơn về phát triển các phương tiện trinh sát trên vũ trụ với hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu.

Theo chuyên gia Nga, tuy Trung Quốc nhỉnh hơn ở một số yếu tố nhưng thực lực của Ấn Độ cũng chỉ kém chút đỉnh. Nước này cũng có tiềm lực kinh tế dồi dào, tiềm lực quân sự to lớn và các mối quan hệ đa phương sâu sắc nên nếu Bắc Kinh quyết tâm đánh bại New Dehli thì họ cũng sẽ phải trả giá rất đắt.

Trên thực tế, cả Bắc Kinh và New Dehli đều nhận thức rõ rằng, nếu nổ ra một cuộc xung đột quân sự thì nó có thể phát triển theo kịch bản không thể đoán trước và mang lại những hậu quả tai hại cho cả 2 bên.

Thậm chí nếu cuộc chiến tranh như vậy không xảy ra, hai bên có thể chịu hậu quả xấu trong lĩnh vực chính trị và kinh tế.

Nguyên nhân cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Ấn Độ là nhỏ bé nếu so với những hậu quả tiềm năng của một cuộc xung đột như vậy.

Do đó, rốt cuộc là Bắc Kinh và New Dehli cũng sẽ sớm đi đến một thỏa thuận chấm dứt đối đầu trong thời gian tới.

/ Thiên Nam/Đất Việt