Thu phí nội đô: Lòng dân chưa thông khó mà thực hiện

Bàn về vấn đề thu phí giao thông nội đô, TS. Khương Kim Tạo, Nguyên phó Chánh Văn phòng Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia cho rằng lòng dân chưa thông khó mà thực hiện.

Việc thu phí nội đô đã được cả Hà Nội và TP.HCM nghiên cứu từ lâu nhưng đến nay chưa thực hiện. Tuy nhiên, nhiều ý kiến nói rằng việc làm này là khó khả thi, khó mà đảm bảo được các mục tiêu đề ra là làm giảm phương tiện đi vào những chỗ ùn tắc, giảm ô nhiễm.

Góc nhìn thẳng mời đến trường quay TS. Khương Kim Tạo, Nguyên phó Chánh Văn phòng Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia để tìm thêm một góc nhìn cho vấn đề dân sinh này.

MC Như Quỳnh:

Thưa ông, trước tiên là theo quy định của luật pháp hiện hành, nếu Hà Nội thu phí ô tô vào nội đô, thì có phù hợp với các quy định hiện hành?

TS. Khương Kim Tạo:

Tôi nghĩ rằng, việc thu phí trên các hoạt động giao thông hiện nay chỉ có trên đường BOT là hợp pháp. BOT là do người ta tổ chức làm riêng, bằng kinh phí khác mà không liên quan đến hệ thống đường tạm gọi là của cha ông chúng ta để lại. Một số con đường mà đường cha ông ta để lại bị xuống cấp (như quốc lộ 5 chẳng hạn), khi đó, Nhà nước đầu tư, doanh nghiệp cũng tham gia đầu tư, nâng cấp để đi lại thuận lợi, họ được quyền thu phí ở mức độ thấp hơn để bù đắp số tiền đã bỏ ra. nhằm nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế xã hội. Còn những con đường khác, nhất là đường cho thành phố, chúng ta chưa được quyền thu. Tôi khẳng định chưa được quyền thu.

Chỉ riêng hai thành phố Hà Nội và TP. HCM có thể được quyền áp dụng quyền cơ chế đặc thù của hai thành phố loại đô thị đặc biệt để giải quyết vấn đề thu phí nội đô nếu chúng ta đã áp dụng. Áp dụng quyền cơ chế đặc thù cho hai thành phố là Quốc hội, Chính phủ ủy quyền cho. Tức là, Quốc hội, Chính phủ cũng muốn ủy quyền cho hai thành phố dưới góc độ mong muốn hai thành phố được quyền tự quyết những vấn đề nóng, để giải quyết nhanh chóng, kịp thời, mang lại hiệu quả phát triển kinh tế bền vững cho hai thành phố. Không phải để giải quyết những vấn đề nhỏ bé, chưa hiệu quả, mang tính chất thí nghiệm nhiều hơn thì tôi nghĩ không nên vội vàng đưa các này thí nghiệm với nhân dân.

MC Như Quỳnh:

Dựa trên tình hình giao thông đô thị hiện nay, theo ông, mục tiêu hạn chế phương tiện vào nội đô, làm giảm ùn tắc và ô nhiễm của việc thu phí ô tô nội đô liệu có đạt được?

thu phi noi do long dan chua thong kho ma thuc hien
TS. Khương Kim Tạo, Nguyên phó Chánh Văn phòng Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia

TS. Khương Kim Tạo:

Chúng ta khẳng định, có thực hiện được hay không thì dưới góc độ cá nhân, tôi không thể trả lời đầy đủ.

Tuy nhiên, tôi muốn nêu ra một số những yêu tố bấp cập mà khi chúng ta thu phí các phương tiện cơ giới vào thủ đô, đặc biệt là thu phí ô tô.

Thứ nhất, chúng ta có thể khẳng định được về mặt cơ sở lý luận rằng, khi chúng ta tiến hành thu phí, vấn đề ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường thành phố giảm đi hay không?

Ví dụ, khi chúng ta tiến hành thu phí trên một số tuyến đường chính mà hiện nay đang ùn tắc giao thông. Khi chúng ta thu phí trên đường chính sẽ tác động đến người dân. Họ đến giờ đi làm thì kiểu gì cũng phải đi nhưng khi đi lại, họ sẽ dồn từ đường chính sang các đường nhánh. Khi dồn về các đường nhánh khiến giao thông nơi đây vượt trội lên, gây ùn tắc giao thông trầm trọng hơn rất nhiều so với trên đường chính. Như vậy, ai có thể khẳng định, số điểm ùn tắc giao thông mới xuất hiện trên đường nhánh này ít hay nhiều hơn so với giải quyết trên đường chính? Nếu số điểm ùn tắc giao thông ở các đường nhánh tăng lên, nhiều hơn số chúng ta giải quyết được, mà thời gian ùn tắc lâu hơn thì rõ ràng, chúng ta chuyển sự ùn tắc từ chỗ này sang chỗ khác, mà chỗ khắc đó trầm trọng hơn. Giống như ta uống thuốc vào, sinh ra bệnh mới, bệnh mới nặng hơn bệnh cũ, vậy chúng ta có nên sử dụng hay không thì nên cân nhắc.

Thứ hai, khi chúng ta khoanh vùng vành đai để thu phí, có xu thế là người ta sẽ mua nhà để đi làm, kinh doanh…trong vành đai không mất tiền. Như vậy, có xu hướng tập trung dân cư vào trong khu vực vành đai lõi. Vậy tác dụng này làm tăng số người sống trong vành đai gây nên ùn tắc giao thông tăng lên. Về nguyên tắc, số mật độ dân cư nhiều lên, dày đặc thì đi lại càng nhiều, càng gây ùn tắc.

Thứ ba, những người ở các tỉnh khác một năm chỉ đi Hà Nội một vài lần, chúng ta bắt họ thu phí thế nào. Giả sử, bán tem rồi dán vào xe thì còn được, nhưng bây giờ yêu cầu thu không dừng thì tiện lợi thật nhưng nếu họ chỉ đi lại một vài lần, bắt họ lập tài khoản thì rất cồng kềnh, phiền hà. Rồi những người dân sống ở vành đai, quanh vành đai họ đi thăm hỏi với nhau sẽ giải quyết chuyện tiền nong này thế nào.

MC Như Quỳnh:

Theo ông, với chi phí bỏ ra để làm, số tiền thu được và những hệ lụy cũng như mục tiêu của việc thu phí nội đô thì Hà nội có nên thực hiện việc này hay không?

TS. Khương Kim Tạo

: Tôi nghĩ số tiền thu được cũng là vấn đề nhưng không phải là vấn đề quan trọng lắm. Cái chúng ta thu được, chúng ta phải tính toán kết quả của việc đầu tư đó. Mục đích là giảm ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường mà không đạt được thì phải cân nhắc rất nhiều. Thứ hai, là lòng tin của nhân dân. Bây giờ chúng ta ban hành chính sách và thực thi mà làm mất lòng tin với nhân dân thì đó là cực kỳ quan trọng, thậm chí hơn mất tiền.

Khi nhân dân thấy ban hành cái gì ra mà nhìn không ổn thì làm sao họ chấp hành được? Bởi, bản thân trong đầu họ không thông suốt và họ nhìn nhận việc ban hành thì ban hành, còn ta chấp hành đến đâu hay đến đấy.

Chúng ta phải học tập kinh nghiệm của nước Đức, khi họ ban hành pháp luật ra sao để khi ban hành xong, đúng ngày, giờ có hiệu lực pháp luật, ngay lập tức tất cả họ đi vào nề nếp. Chúng ta bây giờ ban hành luật ra nhưng có giai đoạn rất lâu để làm quen, để tuyên truyền, uốn nắn để nhân hiểu.

MC Như Quỳnh:

Chưa nói về mức thu, nhưng cách thức thu phí thế nào hiện cũng gây ra rất nhiều tranh cãi, theo ông, trong điều kiện hạ tầng như hiện nay, liệu có cách thu phí nào đáp ứng được yêu cầu mà thành phố Hà Nội đặt ra?

thu phi noi do long dan chua thong kho ma thuc hien
TS. Khương Kim Tạo và nhà báo Như Quỳnh

TS. Khương Kim Tạo:

Tôi nghĩ cách thu phí không dừng là cách thu rất hiện đại nhưng cái hiện đại chỉ tốt chỗ hiện đại, còn ở những chỗ không hiện đại thì chưa chắc mang lại hiệu quả.

Ví dụ, bây giờ chúng ta thu phí không dừng ở trên đường BOT, trên đoạn đường rất bài bản, có các làn đường đi qua mà mấy năm nay vẫn còn nhiều lục đục chưa làm triệt để được. Vậy bây giờ chúng ta vân dụng với toàn dân, là điều cực kỳ khó. Bởi toàn dân không phải ai cũng có tài khoản còn những người lái xe ô tô tham gia giao thông trên đường BOT lại rất dễ mở tài khoản, đường nào họ cũng phải chạy xe, phải trả tiền mà người ta còn không chịu nộp.

Ngoài ra, người dân bây giờ còn có những người họ còn chưa biết tài khoản là thế nào, còn chưa nói đến việc luật Việt Nam không nhất thiết bắt buộc một con người phải có tài khoản. Vậy thì, không bắt tôi lập tài khoản thì làm sao thu phí được.

Chúng ta phải thấy, đó là cái đơn giản thôi nhưng bất cập ngay rồi. Chúng ta còn chưa nói đến mức thu, hệ lụy, chưa nói đến vấn đề những người vi phạm giao thông bị phạt nguội có người đòi được, có người vẫn chưa.

Rõ ràng những người đi vào thành phố chưa có tài khoản mà chúng ta viết phiếu phạt, viết đến cả 10 cái phiếu đến tay người ta thì chúng ta cũng không có quyền cưỡng chế mà cưỡng chế để lấy 40- 50 nghìn đồng hoặc 100 – 200 nghìn đồng mà đầu tư tiền triệu để trả cho cán bộ đến tận nơi thu phí thì có nên làm không, trong điều kiện kinh tế chúng ta hiện nay?

Trong thời gian ngắn, chúng ta không thể thống kê hết vấn đề bất cập nhưng trên cở sở một vài chấm phá thì còn có những vẫn đề chưa ổn, nên suy nghĩ lại. Chúng ta có nên nghiên cứu tiếp phương án thu phí này nữa hay không khi có quá nhiều bất cập.

Để giải quyết ùn tắc giao thông vào một số tâm, tuyến, chúng ta thiếu gì cách đơn giản. Đơn giản là chúng ta không bố trí chỗ đỗ ô tô ở trong vùng đó thì sẽ không có ô tô ở trong vùng đó. Đường là của Nhà nước, quyền là của Nhà nước, chỗ này ùn tắc nhiều không cho đỗ nữa thì sẽ hết.

MC Như Quỳnh:

Việc hạn chế ô tô vào nội thành có phải là cái đích nên hướng tới và có cách thức nào khác, thưa ông?

TS. Khương Kim Tạo:

Việc chúng ta hạn chế ô tô vào nội thành là công việc cần thiết. Tuy nhiên chúng ta chỉ hạn chế những ô tô, mô tô, hay việc đi lại của nhân dân vô ích thôi, còn đi lại có ích, chúng ta không nên hạn chế.

Nguyên tắc giao thông là thông suốt mà vấn đề ùn tắc giao thông đôi khi còn lỗi của chỗ khác chứ không phải của riêng người đi đường. Do vậy, nó là bài toán chung. Chuyện ùn tắc không như hòn gạch, chúng ta nhấc hòn gạch đi thì nó sẽ thưa ra, bởi hòn hạch bốc đi ở chỗ này nó sẽ chui sang chỗ khác...

thu phi noi do long dan chua thong kho ma thuc hien Thu phí vào khu vực đô thị trung tâm: Phải tiếp cận từ lợi ích của dân
thu phi noi do long dan chua thong kho ma thuc hien Học Singapore, Thụy Điển thu phí ôtô vào trung tâm: Phi lý
thu phi noi do long dan chua thong kho ma thuc hien Hà Nội chưa xác định vùng thu phí phương tiện vào nội đô
/ vietnamnet.vn