Học Singapore, Thụy Điển thu phí ôtô vào trung tâm: Phi lý

Cách đây hàng chục năm, Thụy Điển, Singapore đã có hệ thống giao thông công cộng rất phát triển, không thể so sánh một cách khập khiễng với TP.HCM.

Sở GTVT TP.HCM đang đề xuất UBND TP đầu tư 250 tỷ đồng ngân sách làm 34 cổng thu phí ôtô vào khu vực trung tâm để hạn chế ùn tắc, giảm ô nhiễm môi trường.

Đề xuất căn cứ trên đề án của Công ty Cổ phần Công nghệ Tiên Phong (ITD) trước đó nhưng tổng mức đầu tư khái toán chỉ bằng 1/6 (chưa bao gồm chi phí vận hành, bảo trì..).

Chia sẻ trên báo chí, công ty tư vấn cho biết, giải pháp này đã được Thụy Điển, Singapore áp dụng thành công từ năm 1975 - cơ sở vật chất không bằng TP.HCM hiện tại.

Trao đổi với Đất Việt, TS Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Giao thông cho biết, ông cảm thấy sốt ruột khi nhiều thông tin được đưa ra không có cơ sở khoa học, thiếu nghiên cứu và dường như nói ra cốt để cho mình được làm. Trong khi đó, bản chất vấn đề giao thông đô thị phải từ tận nguồn, khoa học, chi tiết, mang tính thực tiễn và thông tin chính xác.

Vị chuyên gia không thấy thuyết phục trước phát biểu cho rằng thời điểm Thụy Điển, Singapore áp dụng thu phí ô tô vào trung tâm thành phố cơ sở vật chất không bằng TP.HCM hiện tại.

Theo những gì ông nghiên cứu và được mắt thấy tai nghe thì ở những năm 70, 80 của thế kỷ trước, Thụy Điển đã có hệ thống giao thông công cộng hiện đại với tàu điện trên cao, tàu điện ngầm..., đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu đi lại của người dân.

Tương tự, Singapore cũng có hệ thống giao thông công cộng rất thuận lợi, tuyến metro chạy khắp đất nước.

hoc singapore thuy dien thu phi oto vao trung tam phi ly
Theo chuyên gia, việc hạn chế phương tiện cá nhân ở thời điểm này là chưa phù hợp

"Không thể so sánh TP.HCM với Singapore, Thụy Điển như vậy vì rất khập khiễng. Nếu nói Singapore, Thụy Điển cách đây mấy chục năm cơ sở vật chất chưa bằng TP.HCM thì hãy chứng minh đi!

Điều kiện quan trọng nhất để giảm phương tiện cá nhân là giao thông công cộng phải đảm bảo tốt. Cách đây mấy chục năm, các nước như Singgapore, Thụy Điển có tàu điện là chuyện bình thường, còn Việt Nam đến giờ vẫn chưa đó, đó mới là lạc hậu.

Hạn chế ô tô là đúng bởi đó là "cơn sóng thần" gây ùn tắc nhưng phải chừng 10-15 năm nữa, khi TP.HCM có khoảng 1,2 triệu ô tô, Hà Nội có 1 triệu ô tô.

Hiện tại mới có mấy chục vạn ô tô mà đã ngăn cấm là quá sớm và tùy tiện. Giao thông công cộng yếu kém, mới đáp ứng được 9-10% nhu cầu của người dân mà muốn hạn chế phương tiện cá nhân như vậy thì xét về lý và tình đều sai và cho thấy sự vô cảm", TS Nguyễn Xuân Thủy thẳng thắn.

Nguyên Giám đốc Nhà xuất bản giao thông chỉ thêm thực tế yếu kém của giao thông công cộng tại Việt Nam: đường sắt trên cao lần lữa, chậm tiến độ; chưa có thành phố nào làm được metro khi các dự án ở TP.HCM và Hà Nội đang bị kéo dài; xe buýt cũng chưa thể đáp ứng đủ...

Trong điều kiện đó, vị chuyên gia khẳng định, phương tiện cá nhân phải được sử dụng bình thường, không thể ngăn cấm quyền đi lại của người dân.

"Khi không tạo được điều kiện tốt về hạ tầng, giao thông công cộng mà đã ngăn cấm, hạn chế người dân đi lại, đó là điều phi lý. Ngăn cấm, hạn chế có thể làm giảm được chút ít xe nhưng không phải tới 49% như đơn vị tư vấn nói. Giảm được 5-10% đã là khó, người dân vẫn phải đi và chấp nhận trả tiền để đi.

Xe giảm được một ít nhưng người dân sẽ khốn khổ thêm vì mỗi chiếc xe phải chịu hàng chục loại phí. Phí chồng phí khiến người dân ở giai tầng nào cũng khốn khổ vì chính sách bất hợp lý, không phù hợp với cuộc sống của người dân", TS Nguyễn Xuân Thủy tái khẳng định.

Nhấn mạnh vấn đề giao thông đô thị phải được nhìn nhận khoa học, nhạy cảm và trên cơ sở thực tiễn, TS Nguyễn Xuân Thủy lưu ý, những người làm công tác chuyên môn ở TP.HCM phải rất tỉnh táo, phân tích đầy đủ và không thể chạy theo phong trào.

"Đề xuất thu phí ô tô vào trung tâm được đưa ra không hẳn để tăng ngân sách mà có thể do nhận thức sai. Nhiều người vẫn cứ nghĩ rằng ô tô nhiều thì phải hạn chế ô tô, nhưng dẫu có hạn chế thì cũng phải cân bằng với cung cầu về giao thông công cộng, không thể tách rời được.

"Ô tô tăng thì xe máy giảm, đó là quy luật. Nếu phương tiện công cộng tốt thì người dân sẽ giảm phương tiện cá nhân, phải theo quy luật ấy mà làm", TS Nguyễn Xuân T Thủy nói.

hoc singapore thuy dien thu phi oto vao trung tam phi ly

Hà Nội chưa xác định vùng thu phí phương tiện vào nội đô

Sáng 31/7, Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải Hà Nội Vũ Văn Viện cho biết, thành phố chưa xác định vùng thu phí ...

hoc singapore thuy dien thu phi oto vao trung tam phi ly

7 người gây rối ở trạm thu phí BOT Phả Lại bị phạt tù

Ngày 30/7, TAND huyện Quế Võ (Bắc Ninh) xác định các bị cáo đã gây ùn tắc giao thông, làm trạm thu phí thiệt hại ...

hoc singapore thuy dien thu phi oto vao trung tam phi ly

Hà Nội dự kiến thu phí ôtô từ ngoài vành đai 3 vào nội thành

Lưu lượng xe trên tuyến vành đai 3 cũng như các trục đường chính ở Hà Nội sẽ được khảo sát để xây dựng đề ...

/ baodatviet.vn