Theo giới truyền thông, 3 nhà lãnh đạo Nga, Mỹ và Trung Quốc trong tuần qua đã thể hiện xu hướng giảm đối thoại và thể hiện sức mạnh.
Mỹ răn đe Triều Tiên, tiếp tục trừng phạt Nga
Cuối tuần qua, ba nhà lãnh đạo của 3 cường quốc lớn nhất thế giới là Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thể hiện quan điểm khác biệt về các vấn đề thế giới, đồng thời có dấu hiệu suy giảm niềm tin vào con đường ngoại giao và chuyển sang thể hiện sức mạnh quân sự.
Trong một phản ứng mạnh mẽ sau khi cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa liên tiếp trong tháng 7 (ngày 4 và 28) của Triều Tiên, hai chiếc máy bay ném bom B-1B của Hoa Kỳ có khả năng mang theo vũ khí hạt nhân đã bay lượn trên bầu trời bán đảo Triều Tiên.
Hai “con ngáo ộp” này được hộ tống bởi các máy bay chiến đấu của Hàn Quốc và Nhật Bản đã khởi hành từ Guam vào ngày 29 tháng 7 và bay vượt qua bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, rõ ràng là chúng không hề xâm phạm vào không phận của Triều Tiên.
Liên quan đến vấn đề Bình Nhưỡng liên tiếp phóng 2 tên lửa đạn đạo liên lục địa trong tháng 7, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng lớn tiếng chỉ trích Bắc Kinh vì không đưa ra các biện pháp “uốn nắn” đối với Triều Tiên.
Còn xa hơn về phía tây, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence đã có chuyến thăm viếng tới thủ đô các nước Đông Âu.
Phát biểu tại Tallinn - Estonia, ông đã bảo đảm với "các đồng minh Baltic của chúng tôi" và các quốc gia đang lăm le gia nhập NATO là Montenegro và Gruzia - cũng là các điểm đến tiếp theo của ông rằng: "Chúng tôi ở bên các bạn và sẽ đứng về phía bạn, thay mặt cho thế giới tự do".
Ông trấn an các nước này là Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ sớm đặt bút ký vào văn kiện các biện pháp trừng phạt Nga mới nhất do Quốc hội Mỹ thoomng qua, vì "các hoạt động gây bất ổn và hỗ trợ cho các chế độ độc tài của Moscow, cùng với các hành động không thể chấp nhận được của họ ở Ukraine".
Cuộc diễn binh khổng lồ của Trung Quốc ở Khu tự trị Nội Mông |
Mỹ phàn nàn, Trung Quốc lãnh đạm và... duyệt binh khổng lồ
Vừa qua, Chủ tịch Tập Cận Bình với cương vị là Tổng tư lệnh của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) trong bộ đồng phục tướng đã dự khán một cuộc diễu hành quân sự khổng lồ hôm 30/7, đánh dấu mốc kỷ niệm 90 năm ngày thành lập PLA.
Chủ tịch Tập Cận Bình nói với người dân của mình rằng: "Thế giới giờ đây không an toàn nên Trung Quốc cần có một quân đội mạnh hơn bao giờ hết" để bảo vệ an ninh quốc gia và chủ quyền lãnh thổ.
Trong khi cuộc diễu hành hàng năm thường diễn ra tại Bắc Kinh, cuộc diễu hành quân sự cực lớn này được tổ chức tại căn cứ quân sự Zhurihe ở Khu tự trị Nội Mông, với sự tham gia của 12.000 quân nhân, 100 máy bay ném bom và máy bay chiến đấu, cùng với vô số loại tên lửa.
Ngoài ra, ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc cũng tổ chức trưng bày một lượng khổng lồ lên tới 600 hệ thống vũ khí, trong đó 40% sản phẩm mới của ngành công nghiệp vũ khí của nước này, đánh dấu một cuộc biểu dương lực lượng quân sự khổng lồ của Trung Quốc.
Ngoài cuộc diễu binh khổng lồ, Mỹ cũng phàn nàn về việc ông Tập không có ý định “trấn áp” nhà lãnh đạo Triều Tiên, mặc dù ông Kim Jong-un tuyên bố sau khi thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thứ hai thành công rằng "đất liền Hoa Kỳ nằm trong phạm vi tên lửa của chúng tôi".
Việc phớt lờ những cảnh báo từ Mỹ cho thấy, thông điệp từ Bắc Kinh rõ ràng: là: “Sự đe dọa đối với Chicago và Los Angeles (các nước nằm ở bờ Tây nước Mỹ, trong phạm vi tên lửa Triều Tiên) sẽ phải được xử lý bởi Nhà Trắng ở Washington chứ không phải là Trung Nam Hải ở Bắc Kinh”.
Ông Tập đứng trước viễn cảnh là hoàn toàn có thể xảy ra khả năng Tổng thống Mỹ bị buộc phải thực hiện một số hành động quân sự chống lại các cơ sở nghiên cứu-thử nghiệm hạt nhân và nhà máy chế tạo tên lửa đạn đạo của Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên.
Đối với Washington, những hành động kiểu như vậy đã có không ít tiền lệ, ví dụ như vụ hải quân Mỹ phóng 59 tên lửa Tomahawk tấn công vào căn cứ không quân Shayrat Syria vào ngày 7 tháng 4. Vụ tấn công này không không thể đánh sập ý chí của ông Bashar Assad và thực tế đã làm cho Tổng thống Syria càng trở nên mạnh mẽ hơn.
Trung Quốc hy vọng rằng, sau khi tham chiếu vụ tấn công vào Syria, cuộc tấn công quân sự của ông Trump chống lại ông Kim sẽ không diễn ra.
Nga giương oai hải quân, trục xuất quan chức ngoại giao Mỹ
Trong khi đó, Tổng thống Vladimir Putin đã giới thiệu về sức mạnh hải quân Nga trong cuộc diễn hành khổng lồ của các chiến hạm, kéo dài từ sông Moscow đến Saint Petersburg, qua cảng Kaliningrad ở Baltic, tới Crimea trên Biển Đen và đến căn cứ tác chiến hải quân của Nga ở Syria đóng tại quân cảng Tartus, thuộc tỉnh Latakia.
Đứng trên boong tàu chiến của Tổng thống, với sự hộ tống của hơn 50 tàu chiến và tàu ngầm hiện đại, ông Putin đã chúc mừng hải quân Nga về những tiến bộ to lớn của nó.
Sau đó, Tổng thống Putin đã tới văn phòng của mình và ra lệnh cho 755 nhà ngoại giao Hoa Kỳ - trong tổng số hơn 1.000 người hiện đang làm việc tại Đại sứ quán Mỹ ở Moscow và ba Lãnh sự quán tại Nga - phải rời khỏi đất nước mình vào ngày 1 tháng 9, để trả đũa cho đợt trừng phạt mới đối với Nga mà Quốc hội Mỹ thông qua.
Tổng thống Nga Putin tham gia duyệt binh hải quân ở Saint Petersburg |
Tổng thống Nga tuyên bố rằng: "Chúng tôi chờ đợi một thời gian để có thể thay đổi điều gì đó tốt hơn, hy vọng rằng tình hình sẽ biến chuyển tích cực, nhưng nếu xét theo mọi thứ, sẽ không biết là bao lâu nữa mới có sự thay đổi” và Nga đã hết kiên nhẫn.
Ông chủ Điện Kremlin nhấn mạnh rằng, đã đến lúc Nga phải chứng tỏ rằng, Moscow sẽ không bỏ sót bất cứ đòn tấn công nào mà chưa được đáp trả”. Ông đe dọa rằng, có nhiều lĩnh vực hợp tác Nga-Mỹ mà việc chấm dứt sẽ gây hại cho Washington. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Nga cũng hy vọng là quan hệ giữa Nga và Mỹ sẽ không căng thẳng đến mức đó.
Trong 6 tháng, ông Putin đã chờ đợi để xem liệu ông Trump có thể đánh bại quyền lực của giới truyền thông - do những đầu nậu chính trị và tình báo ở nước này thao túng - cáo buộc cuộc tổng tuyển cử của Mỹ đã bị Nga chi phối. Nhưng rõ ràng, sự kiên nhẫn của ông với Tổng thống Mỹ đã cạn kiệt.
Ngày 30 tháng 7, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov đã cáo buộc các biện pháp trừng phạt mới mà Quốc hội Mỹ mới ban hành là "hoàn toàn vô căn cứ và không thể chấp nhận được", nếu Washington quyết định leo thang căng thẳng, Nga sẽ đáp trả bằng đòn đánh tương xứng.
Những bước đi liên tiếp theo chiều hướng ngày càng phô trương “cơ bắp” của ba cường quốc trên thế giới đã làm thúc đẩy sự thay đổi đáng tiếc từ những cang thẳng ngoại giao bên bờ vực của chiến tranh lạnh, leo thang đến một mức độ mới và có tiềm ẩn khả năng xảy ra đụng độ quân sự.
“Găng tay đấm bốc” rõ ràng đã được tung ra vì sự mâu thuẫn của ba cường quốc lớn nhất thế giới, ở các điểm nóng trên tất cả các châu lục, dù ở Châu Âu, Viễn Đông, Trung Đông, bán đảo Triều Tiên và những nơi khác.