Phương Tây lo ngại rằng các chiến hạm Nga ở Đại Tây Dương có thể trở thành mối đe dọa nghiêm trọng với NATO mà không cần phải tốn bất kỳ viên đạn nào.
"Cắt đứt các đường dây cáp quang này sẽ làm tê liệt mọi thứ, từ thương mại đến kết nối Internet" - tờ The Guardian dẫn lời ông Peach cho hay.
Hai tuần trước, tổ chức Trao đổi Chính sách cảnh báo trong một báo cáo rằng, 97% thông tin liên lạc toàn cầu và các 10 nghìn tỉ USD giao dịch thương mại hàng ngày phụ thuộc hoàn toàn vào những đường cáp quang như vậy.
Cáp biển thường được coi mà mục tiêu để nghe lén hơn là phá hủy. Vào đỉnh điểm Chiến tranh Lạnh, việc nghe lén qua đường cáp biển là một trong những hoạt động của các cơ quan tình báo.
Khi mối quan hệ giữa Nga và phương Tây xấu đi đáng kể sau khi Nga sáp nhập Crưm, giới chức quân sự Mỹ báo động về hoạt động của hải quân Nga gần các đường cáp biển. Năm 2015, giới chức Mỹ nói với tờ New York Times rằng họ nhận thấy sự gia tăng đáng kể các tàu Nga hoạt động dọc theo một số tuyến đường biển từ Biển Bắc đến Đông Nam Á.
Theo chiến lược chính sách hải quân mới mà Tổng thống Vladimir Putin công bố trong năm nay, các lực lượng trên biển là "một trong những công cụ hữu hiệu nhất để răn đe hạt nhân và phi hạt nhân của Nga". Ông Putin nhấn mạnh, lực lượng hải quân phải chống lại những nỗ lực "hạn chế việc Nga tiếp cận các nguồn tài nguyên trên biển và các đường vận tải biển tối quan trọng".
Sứa biển là khắc tinh của tàu sân bay Trung Quốc Các nhà khoa học Trung Quốc đang thử nghiệm loại thiết bị mới để giảm rủi ro trong quá trình hoạt động của tàu sân ... |
Tàu chiến Mỹ lại gặp tai nạn ngoài khơi Nhật Bản Khu trục hạm USS Benfold của Mỹ đã va chạm với một tàu kéo của Nhật Bản, sự cố mới nhất của hải quân Mỹ ... |
Cú cất cánh thót tim của máy bay Mỹ từ tàu chiến năm 1910 Lịch sử không quân hải quân Mỹ bắt đầu cách đây 107 năm, khi một máy bay cánh đôi phóng khỏi boong tàu tuần dương ... |