Canon EOS RP là chiếc máy ảnh không gương lật full, có giá không quá đắt - 1300 USD (tương đương 30,23 triệu đồng)
Mới đây, Canon đã công bố chiếc EOS RP - máy ảnh thứ hai trong dòng máy ảnh không gương lật full frame của công ty sau khi chiếc EOS R nguyên bản ra mắt năm ngoái. EOS RP là một mẫu máy rẻ hơn và cũng là máy ảnh full frame nhỏ nhất trong lịch sử của Canon. Canon cho biết đây là máy ảnh full frame dành cho số đông người dùng.
Máy ảnh EOS RP có ngàm RF như máy ảnh Canon EOS R.
EOS RP có cảm biến 26,2 megapixel, khá giống với cảm biến được sử dụng trên EOS 6D Mark II. Nó có độ nhạy lên tới 40000 ISO cho ảnh tĩnh và 25600 cho video. Đồng thời, máy ảnh cũng có thể chụp ảnh liên tục ở tốc độ 5fps (khung hình/ giây).
Ngoài ra, chiếc máy ảnh này còn có hệ thống lấy nét pixel kép Dual Pixel CMOS AF của Canon với 4779 điểm AF có thể lựa chọn cài đặt thủ công và thời gian lấy nét khoảng 0,05 giây với ống kính gốc.
EOS RP cũng hỗ trợ kết nối Wi-Fi và Bluetooth.
EOS RP có kính ngắm điện tử EVF loại 0,39 với số lượng chấm lên tới 2,36M và phạm vi bao phủ 100% cùng với màn hình cảm ứng LCD cỡ 3 inch với 1,04M chấm. Máy ảnh sử dụng pin LP-E17 và hỗ trợ sạc USB. Canon cũng bán thêm tay cầm máy ảnh gắn ở phía dưới để người dùng cầm thoải mái hơn. EOS RP hỗ trợ kết nối Wi-Fi và Bluetooth.
Máy ảnh EOS RP không có touch pad ở trên màn hình LCD như máy ảnh EOS R.
EOS RP có ngàm RF giống như EOS R, vì vậy tất cả các ống kính EOS R đều được hỗ trợ nguyên bản. Bạn cũng có thể nhận được một trong ba bộ điều hợp do Canon sản xuất, bao gồm: Bộ điều hợp Mount tiêu chuẩn – Mount Adapter (đi kèm với máy ảnh ở một số thị trường), Bộ điều hợp gắn vòng điều khiển – Control Ring Mount Adapter (cho phép bạn sử dụng tính năng Control Ring có trên ống kính RF trên bất kỳ ống kính nào khác) và Bộ điều hợp gắn bộ lọc - Drop-in Filter Mount Adapter (cho phép bạn thêm các bộ lọc).
Sự khác biệt giữa EOS R và EOS RP là một số tính năng khá nổi bật. Bên cạnh EOS RP có kích thước nhỏ hơn, nó cũng thiếu khả năng chống chịu thời tiết như EOS R và cũng có pin nhỏ hơn. EOS RP không có màn hình LCD ở phía trên và cũng không có touchpad ở mặt sau.
Cảm biến giữa chúng cũng khác nhau, EOS R đắt tiền hơn có cảm biến 30,3 megapixel cao hơn. EOS R có thể quay video 4K với tốc độ lên tới 30 khung hình / giây trong khi EOS RP chỉ có thể quay video 4K tối đa 24 khung hình / giây. EOS R cũng hỗ trợ tốc độ bit cao hơn, màu 10 bit và C-Log - điều mà EOS RP không có. Quan trọng hơn, Dual Pixel CMOS AF vẫn hoạt động ở chế độ 4K trên EOS R nhưng không có trên EOS RP. Cả hai đều có crop ở 4K nhưng EOS R có khả năng quay 720p ở tốc độ 120 khung hình / giây (còn EOS RP không thể).
Sở hữu giá bán 1299 USD (tương đương 30,23 triệu đồng) cho thân máy và 2399 USD (khoảng 55,79 triệu đồng) khi đi kèm ống kính RF 24-105mm F4 L IS USM, EOS RP là một trong những lựa chọn hợp lý nhất để có được khung hình đầy đủ.
Fujifilm tuyên bố X-T100 khơi gợi sắc màu ký ức là con cưng nhất nhà Trong năm 2019, dòng A Series và X-T100 sẽ tiếp tục là máy ảnh chủ lực của Fujifilm trên thị trường Việt Nam. |
Nhiều máy ảnh Galaxy Note 9 bị “đứng hình”, Samsung gấp rút sửa chữa Chiếc điện thoại trị giá hơn 20 triệu đồng của Samsung, Galaxy Note 9, vừa bị phát hiện dính lỗi đóng băng khi khởi động ... |
Cũng như Bphone 3, tại sao Google không cần camera ống kính kép? Google đã có những giải thích rõ ràng về lý do khiến công ty không cần trang bị camera phụ cho máy ảnh chính phía ... |