Quốc gia nghèo nhất EU giữ chức Chủ tịch Hội đồng châu Âu: Thách thức chờ đón

Bulgaria-quốc gia nghèo nhất châu Âu giữ chức Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Liên minh châu Âu đồng nghĩa với việc nước này phải đối mặt với hàng loạt thách thức.

Bulgaria, quốc gia châu Âu thuộc vùng Đông Balkan chính thức tiếp nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng châu Âu vào đêm ngày 1/1 vừa qua. Nhiệm kỳ của Bulgaria sẽ kéo dài cho tới tháng Bảy năm nay, sau đó vị trí này được trao trả cho nước Áo.

Ở cương vị Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC), Bulgaria sẽ phải thiết lập chương trình nghị sự cho các cuộc họp Hội đồng ở mức độ chính trị và chuyên gia, chủ trì toàn bộ cuộc họp của Bộ trưởng Liên minh châu Âu (EU) – trừ bộ trưởng Ngoại giao – trong sáu tháng tiếp theo.

quoc gia ngheo nhat eu giu chuc chu tich hoi dong chau au thach thuc cho don

Bulgaria chính thức tiếp nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng châu Âu vào đêm ngày 1/1.

Khẩu hiệu chính thức mà Bulgaria lựa chọn cho nhiệm kỳ Chủ tịch EC lần này là “Đoàn kết làm nên sức mạnh”. Đây cũng chính là khẩu hiệu quốc gia của Bulgaria.

Tuy nhiên, trên tờ Sputnik, nhà quan sát chính trị châu Âu Vladimir Dobrovolsky đã chỉ ra rằng, khẩu hiệu đó sẽ dễ nói ra hơn là thực hiện, đặc biệt là vào những tháng tới, khi liên minh này đang chứng kiến sự chia rẽ sâu sắc giữa các thành viên trước nhiều vấn đề như chính sách nhập cư, vấn đề cải cách pháp của Ba Lan và tiến trình nước Anh rời khỏi EU (còn gọi là Brexit).

Theo ông Dobrovolsky, những thách thức mà Bulgaria cần giải quyết cho khối sẽ gây tổn hại tới vị trí của nước này khi họ đang là quốc gia nghèo nhất châu Âu trong khi nạn tham trong nước vẫn tràn lan.

Theo Sputnik, những ưu tiên của Bulgaria khi trở thành Chủ tịch EC là tiếp tục hợp tác với những quốc gia muốn gia nhập EU ở vùng Tây Balkan gồm Serbia, Montenegro, Macedonia và Albania.

Vào tháng Mười Một năm ngoái, Thủ tướng Bulgaria Boyko Borissov khẳng định với Ủy ban châu Âu (EC) rằng quốc gia này sẽ tận dụng kinh nghiệm ở khu vực để cùng các quốc gia này thực hiện cải cách liên quan đến việc gia nhập EU. Cụ thể, Bulgaria cùng các nước nêu trên sẽ hợp tác, liên kết mới trong ngành giao thông vận tải, năng lượng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số cùng các sáng kiến giáo dục.

quoc gia ngheo nhat eu giu chuc chu tich hoi dong chau au thach thuc cho don

Thủ tướng Bulgaria Boyko Borissov.

Ngoài mục tiêu giúp đỡ các quốc gia muốn gia nhập EU, Bulgaria còn phải giải quyết vấn đề cải cách chính sách nhập cư của EU, vấn đề cải cách tư pháp của Ba Lan và những khác biệt trong quá trình đàm phán giữa Anh và EU về Brexit.

Về cải cách chính sách nhập cư, hiện tại các quốc gia thuộc nhóm Visegrad, (liên minh 4 nước Trung Âu gồm Cộng hòa Séc, Hungary, Ba Lan và Slovakia) đã cùng nhau thống nhất quan điểm không chấp thuận đối với hạn ngạch người tị nạn mà EU đưa ra, điều khiến các nước “đầu tàu” như Đức và Pháp cảm thấy không hài lòng.

Tuần trước, một nguồn tin EU nói với hãng tin Reuters rằng Ba Lan và Hungary sẽ phải “đối mặt với những hậu quả, cả về tài chính và chính trị” nếu Tòa án Công lý châu Âu xác nhận hai quốc gia này vi phạm luật pháp của Liên minh do quan điểm đối nghịch của của họ đối với khối trong vấn đề nhập cư.

Theo dự kiến, các nhà lãnh đạo EU sẽ tiếp tục thảo luận về vấn đề này vào tháng Ba sắp tới và đưa ra quyết định vào tháng Sáu. EC không loại trừ việc chấp thuận theo đa số liên quan tới các quyết định về vấn đề này, thay vì cần có sự đồng thuận của tất cả các quốc gia thành viên. Điều đó khiến Bulgaria ở cương vị Chủ tịch EC rơi vào thế khó khi phải thu xếp giữa các “ông lớn châu Âu” ở phía Tây và đối với các nước hàng xóm ở phía Đông.

Vấn đề tiếp theo mà Bulgaria phải “đau đầu” chính là Ba Lan. Trong vòng 2 năm qua, Chính phủ Ba Lan đã thông qua 13 đạo luật mà theo EU là “tạo ra tình thế giúp Chính phủ có thể can thiệp một cách có hệ thống về mặt chính trị đối với thành phần, quyền hạn và chức năng” của giới tư pháp. Do đó, EU quyết định trừng phạt Ba Lan, kích hoạt Điều 7 của Hiệp ước Lisbon, khiến nước này có thể mất quyền bỏ phiếu tại Hội đồng châu Âu.

Cuối cùng đó là vấn đề Brexit. Vào cuối năm 2017, Liên minh châu Âu và Anh công bố những tiến bộ đáng kể trong giai đoạn đầu của đàm phán Brexit. Tháng trước, EU đã chấp thuận bắt đầu giai đoạn đàm phán thứ hai để xác định các điều kiện cho thời kỳ chuyển tiếp sau khi London chính thức rời khối vào tháng 3/2019.

Theo Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk, giai đoạn đàm phán thứ hai sẽ “trở thành thử thách thực sự đối với sự đoàn kết nội bộ trong khối”. Trong tháng này, Hội đồng Các vấn đề chung do Bulgaria làm chủ tịch sẽ có nhiệm vụ thông qua hướng dẫn bổ sung cho giai đoạn đàm phán thứ hai. Vào tháng Ba tới, một hội nghị thượng đỉnh sẽ được tổ chức với nhiệm vụ phê duyệt các hướng dẫn mới về đàm phán.

Sau khi Bulgaria giữ cương vị Chủ tịch EC đầy khó khăn, các nhà quan sát cũng quan tâm tới nhiệm kỳ kế tiếp của Áo. Bởi Chính phủ liên minh mới của Áo gồm các lực lượng chính trị đang công khai hoài nghi về một số nhân tố trong chính nội bộ EU, và nhiều chính trị gia nước này đã công khai thảo luận về khả năng gia nhập Nhóm Visegrad. Điều gì xảy đến tiếp theo khi Áo giữ vai trò Chủ tịch EC chỉ có thời gian mới trả lời được.

Nhìn chung, thời điểm hiện tại, khi những vấn đề nội bộ đang rơi vào trạng thái hỗn độn thì một quốc gia như Bulgaria đứng lên làm Chủ tịch EC không những đẩy quốc gia này vào thế khó mà còn khiến tình hình trong toàn khối trở nên bất ổn.

quoc gia ngheo nhat eu giu chuc chu tich hoi dong chau au thach thuc cho don Bàn đạp chính trị của Pháp

Chính sách "nước Mỹ trên hết" của ông Donald Trump mang đến cho ông Macron cơ hội biến Pháp thành cường quốc hàng đầu của ...

quoc gia ngheo nhat eu giu chuc chu tich hoi dong chau au thach thuc cho don Anh bất ngờ đàm phán để gia nhập TPP

Báo chí Anh đưa tin London đang đàm phán để gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhằm thúc đẩy xuất ...

/ nguoiduatin.vn