Phương pháp sàng lọc mới phát hiện khả năng lây nhiễm nCoV

Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm phân tích miền RBD của protein S cho hiệu quả hơn trong sàng lọc khả năng lây nhiễm của nCoV.

 Protein S của virus corona  liên kết với các thụ thể ACE2 trong tế bào người thông qua miền RBD.

Phương pháp mới được phát triển bởi nhóm nghiên cứu đứng đầu là Tiến sĩ Vincent Munster, nhà virus học thuộc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Mỹ, giúp sàng lọc nhanh phát hiện khả năng lây nhiễm của nCoV. Kết quả nghiên cứu được đăng trên trang tạp chí khoa học quốc tế Nature MicroBiology ngày 24/2.

Trong phân loại, nCoV và SAR- CoV đều thuộc virus corona loại B. Phương pháp mới này tập trung vào mục tiêu phân tích miền RBD (Rho binding domain) của protein S trong virus corona loại B, thay thế phương pháp tổng hợp truyền thống cả chuỗi protein S. Phương pháp này được nhóm nghiên cứu cho là hiệu quả hơn với chi phí hợp lý.

Nghiên cứu về cấu trúc của virus corona, nhóm chỉ ra rằng miền RBD tăng đột biến và có khả năng duy trì độc lập với miền còn lại của protein S. Miền RBD có vai trò quan trọng trong protein S vì chứa tất cả các thông tin cấu trúc của nCoV để liên kết với thụ thể vật chủ. Do đó, chỉ cần kiểm tra chức năng RBD trong protein S của virus corona loại B cũng có thể phát triển khả năng lây nhiễm của virus corona thay vì mất hàng tuần để sàng lọc toàn bộ cả chuỗi protein S.

Phương pháp mới của nhóm nghiên cứu được dựa trên cơ sở virus xâm nhập vào tế bào vật chủ là bước quan trọng để lây lan giữa các loài. Cụ thể, tất cả các loại virus corona đều có mã hiệu là một protein S, liên kết với thụ thể các tế bào chủ để xâm nhập. Đối với virus corona loại B, miền liên kết giữa tế bào chủ với protein S là miền RBD. Do đó, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp, nhân bản miền RBD dựa trên trình tự gene và tiến hành thử nghiệm đánh giá. Kết quả cho thấy nCoV có thể sử dụng thụ thể ACE2 để xâm nhập vào các tế bào. Kết luận này sau đó được xác nhận bởi các nghiên cứu khác.

Trước đó, Tiến sĩ Vincent đã nghiên cứu nhiều loại virus corona khác nhau được tìm thấy ở dơi, lạc đà và nhiều loài hoang dã khác, phát hiện hàng nghìn chuỗi virus corona. Tuy nhiên, chỉ có một vài loại virus corona có thể vượt qua hệ miễn dịch của các loài, xâm nhập vào cơ thể và lây lan từ động vật sang người để trở thành virus gây bệnh.

Cũng như SAR-CoV, nCoV có thể gây ra các bệnh hô hấp nghiêm trọng ở người. Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm virus SAR-CoV-2 và nhanh chóng tìm ra cách thức virus corona lây nhiễm vào cơ thể con người là nhờ thụ thể ACE2. Kết quả này trước đó đã được công bố trên bioRxiv, phù hợp với kết quả của nhóm nghiên cứu của nhà virus học Trung Quốc Shi Zhengli.

Nguyễn Xuân                                                                                                                                                                       

Kinh đô thời trang Milan hiu quạnh vì nCoV

Milan, thủ phủ thời trang của Italy, chưa bị phong tỏa vì dịch viêm phổi nhưng đã trở nên vắng lặng. 

Nhà Trắng yêu cầu 2,5 tỷ USD chống nCoV

Nhà Trắng đã gửi yêu cầu cho quốc hội nhằm thông qua ngân sách 2,5 tỷ USD để ứng phó với dịch Covid-19. 

Hơn 80.000 người nhiễm nCoV trên toàn cầu

Thế giới ghi nhận 80.088 ca nhiễm nCoV và 2.699 ca tử vong, riêng tại Trung Quốc đại lục là 77.659 ca nhiễm bệnh và ...

/ vnexpress.net