Làm từ thiện đâu cần phải ồn ã

Giá như các đơn vị, cá nhân bớt đi các nghi thức “không thể thiếu” trong các chương trình làm từ thiện như bắt người dân xếp hàng nhận quà, chụp ảnh với băng rôn mang tên mình… thì những dư âm của cảm xúc sẽ sâu lắng hơn.

lam tu thien dau can phai on a MC Phan Anh nói về việc bị tố ăn chặn tiền từ thiện mua nhà lầu xe hơi
lam tu thien dau can phai on a Nghệ sĩ làm từ thiện: Tâm sáng, ngại gì thị phi

Chẳng riêng gì mùa mưa bão năm nay, hàng năm cứ mỗi khi các cơn bão đổ qua, khi bà con ở vùng bão lũ phải đương đầu với những thách thức của thiên nhiên, là từ khắp các miền vùng, những nhà hảo tâm lại lên đường để góp sức chia sẻ với những mảnh đời kém may mắn.

Họ mang đến cho người gặp nạn những gì có thể, từ tiền bạc, vật chất cho đến những sản phẩm tinh thần.

Các nhà hảo tâm đến với người khó khăn trong những hoàn cảnh khác nhau, thời điểm khác nhau.

Tuy nhiên, lịch trình làm từ thiện ở nhiều đơn vị, tổ chức hay cá nhân đều khá giống nhau khi đến với người cần trợ giúp: tập hợp bà con đến một địa điểm, yêu cầu bà con xếp hàng để nhận quà, chụp ảnh trao quà cùng với băng rôn mang tên đơn vị hay nhà hảo tâm và đưa tin (có thể tin bài đăng trên báo, cũng có khi chỉ dùng cho bản tin hoạt động nội bộ của công ty, đơn vị hay thậm chí là ở facebook cá nhân).

Có nhiều cách lý giải cho “sự ồn ã” trong hoạt động mang tính nhân ái này: Góp phần truyền đi thông điệp yêu thương giữa con người với con người và thôi thúc sự chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn nhiều hơn nữa.

Và bản thân nhà hảo tâm cũng muốn hoạt động của mình hay thương hiệu công ty/đơn vị được nhiều người biết đến.

Tuy nhiên, ở một chiều ngược lại, có nhiều ý kiến cho rằng từ thiện là từ tâm, tâm biết là được không cần phải phô trương, thông báo rộng rãi tới cộng đồng.

Rất nhiều người nổi tiếng hay các nhân vật lỗi lạc trên thế giới đã chọn con đường làm từ thiện theo cách này.

Tỷ phú Steve Jobs là một điển hình.

lam tu thien dau can phai on a

Tỷ phú Steve Jobs cùng vợ làm từ thiện suốt 20 năm mà không công khai ồn ào trên truyền thông.

Ông cùng vợ âm thầm làm từ thiện suốt 20 năm, thường xuyên quyên tiền cho các tổ chức từ thiện nhưng không bao giờ công khai ồn ào trên báo chí.

Thậm chí, gia đình ông xây dựng tổ chức Emerson Collective nhằm trợ cấp, đầu tư phi lợi nhuận... mà không báo cáo công khai về hoạt động của mình giống như cách các tổ chức từ thiện thường làm.

Hai năm sau ngày tỷ phú rời xa thế giới, công chúng mới biết đến hoạt động từ thiện bao lâu nay của ông.

Và chính điều này đã trở thành nguồn cảm hứng cho cộng đồng mạng trong suốt thời gian dài.

Còn với người dân các nước vùng Vịnh giàu có, việc phô trương còn được xem là điều tối kỵ khi làm từ thiện. Họ có thể sẵn sàng bỏ ra hàng đống tiền để có được những bảng số đẹp cho các siêu xe hay những iPhone mạ vàng nhưng khi nói đến việc làm từ thiện, những người Ả rập lại rất kín tiếng, họ thường làm điều đó một cách âm thầm.

Một số quy định mang tính tôn giáo đòi hỏi phải giữ được sự riêng tư khi đi làm từ thiện và người làm từ thiện không được khoe khoang về hoạt động hảo tâm của mình.

Họ quan niệm rằng có như vậy làm từ thiện mới mang lại ý nghĩa.

Từ thiện có lẽ sẽ mang ý nghĩa trọn vẹn hơn khi nó không làm gợi lên những nghi vấn về mục tiêu vụ lợi đằng sau hành động phô trương khi làm từ thiện.

Vì lẽ đó mà làm từ thiện, nếu được, hãy cứ âm thầm!

http://www.nguoiduatin.vn/lam-tu-thien-dau-can-phai-on-a--a339501.html

/ Vũ Thu Hương/nguoiduatin.vn