Theo Thứ trưởng Quốc phòng Nga Alexander Fomin, hệ thống tên lửa phòng không Patriot không thể sánh bằng S-300 của Nga.
Vượt trội
Tuyên bố trên được Thứ trưởng Quốc phòng Nga Alexander Fomin nói với Sputnik bên lề Diễn đàn Quốc tế Sianshan về các vấn đề an ninh tổ chức ở Bắc Kinh, nhiều quốc gia hiểu rõ một điều rằng nếu xét về tầm xa, số lượng mục tiêu bị đồng thời tiêu diệt thì không có gì tốt hơn hệ thống tên lửa phòng không S-400 và S-300 của Nga.
"Ai cũng hiểu rằng cả Pariot lẫn phiên bản Pariot PAS-3+ đều không thể qua mặt S-300, đấy là chưa kể đến S-400. Kể cả tầm xa lẫn số lượng mục tiêu bị tiêu diệt cùng lúc, nếu xét về những hệ thống phòng không cỡ lớn thì vũ khí của chúng tôi vượt cả Patriot PAC-3 +", Thứ trưởng Fomin nói.
Ông lưu ý rằng, những đặc tính như "khoảng cách phát hiện mục tiêu, khoảng cách tiêu diệt, tầm xa nói chung, độ cao, cận biên…" cũng rất quan trọng.
"Còn một tính năng vô cùng quan trọng của Pariot PAS-3+ là nó có thể bắn trúng mục tiêu đang bay với tốc độ 1.700 m/s, còn hệ thống phòng không S-300 của chúng ta có thể hạ thủ phi cơ đang bay với tốc độ 4.700 m/s. Các bạn đã cảm nhận được sự khác biệt chưa?", ông Fomin nói.
Hệ thống S-300 khai hỏa.
Khác biệt
Không chỉ khẳng định có tốc độ đánh chặn và tầm diệt mục tiêu ưu điểm hơn Patriot, Nga còn cho rằng ngay từ kiểu phóng nguội của S-300 cũng hơn hẳn kiểu phóng nóng của Patriot Mỹ.
Ưu điểm đầu tiên là vật liệu chế tạo ống phóng rẻ hơn do không cần chịu được nhiệt độ quá cao của động cơ tên lửa như ống phóng kiểu nóng (tên lửa kích hoạt trong ống phóng). Tên lửa được phóng lên dễ dàng và điều khiển hướng bay khá linh hoạt.
Nhờ thuật phóng nguội mà tên lửa sẽ ra khỏi ống phóng theo chiều thẳng đứng, việc này có những ưu điểm như: Tên lửa phóng theo phương chéo và đốt cháy nhiên liệu ngay trong ống sẽ gây một phản lực đẩy ngược lại bệ phóng, do đó cần một bệ phóng thật chắc chắn.
Tuy nhiên yêu cầu trong chiến đấu hiện nay là gọn nhẹ và cơ động trong khi đó bệ phóng quá cồng kềnh, di chuyển kém thì sẽ gây khó khăn trong việc triển khai các giàn phóng.
Phương án phóng thẳng đứng sẽ giải quyết được vấn đề này, lực đẩy vuông góc với mặt đất, bệ phóng vì thế có thể cơ động. Người ta dễ dàng nhận thấy Patriot của Mỹ phải chống cả xe lên để cố định bệ phóng, trong khi S-300 của Nga chỉ cần cố định bằng càng thả vuông góc với mặt đất.
S-300 hay các tên lửa liên lục địa là loại có khối lượng lớn. Muốn phóng được một vật thể có trọng lượng lớn sẽ cần có lực đẩy mạnh để tạo gia tốc cao. Nếu phóng theo phương chéo, yêu cầu về gia tốc, tức lực đẩy là rất cao, sẽ cần một lực đẩy lớn gấp nhiều lần so với phóng theo phương thẳng đứng, tức sẽ cần nhiều nhiên liệu hơn, nhiệt lượng đốt lớn hơn...
Hệ thống Patriot PAC 3 của Mỹ.
Ngoài ra phóng theo phương chéo thì cũng có tác động đến trọng tâm bệ phóng, dễ gây mất ổn định, việc này làm cho hệ thống trở nên cồng kềnh khi xoay trở. Phóng theo phương chéo nghĩa là phải quay đầu tên lửa về hướng mục tiêu. Sau khi tên lửa rời bệ phóng, nếu muốn chuyển hướng thì tương đối khó khăn.
Còn nếu phóng thẳng đứng, khi bay lên nó có thể chuyển hướng tới bất kỳ đâu vì góc quay của tên lửa là 360 độ. Do vậy, sau khi nhận ra những ưu điểm vượt trội của thuật phóng lạnh, Mỹ và các nước phương Tây cũng đang nghiên cứu để áp dụng kỹ thuật này cho các hệ thống tương lai của mình.
Tuy nhiên, dù sở hữu nhiều ưu điểm hơn hẳn phóng nóng nhưng trong quá trình phóng. Hồi năm 2015, Quân đội Nga đã thực hiện vụ bắn hỏng tại trường bắn Ashuluk thuộc vùng Asktrakhan.
Ngay sau khi rời bệ phóng bằng phóng nguội, đạn tên lửa của S-300 đã rơi trở lại bệ phóng và phát nổ ngay sau khi tiếp đất và phá hủy hoàn toàn xe phóng. Rất may mắn là vụ việc đã không gây nên thiệt hại về người.
Ngoài ra, trong cuộc tập trận hồi tháng 9/2000, một tên lửa 48N6 sau khi được đẩy ra khỏi ống phóng đã không thể kích hoạt động cơ, kết quả là nó rơi xuống đè bẹp ống phóng, rất may quả đạn đã không phát nổ.
Vụ việc đã không gây nên thiệt hại về người, tuy nhiên xe chở tên lửa và hệ thống phóng đã bị hư hại nghiêm trọng do bị đạn tên lửa rơi trúng. Sau khi vụ việc xảy ra, truyền thông Nga không đưa ra bất cừ bình luận nào.
Tuấn Vũ
Lộ ảnh Nga bố trí trận địa "rồng lửa" S-300 ở Syria
Công ty ảnh vệ tinh ImageSat International (ISI) của Israel vừa công bố một loạt hình ảnh tiết lộ vị trí của các hệ thống ... |
Putin dọa \'phản công\' nếu châu Âu tiếp nhận tên lửa hạt nhân Mỹ
Putin cho biết Nga sẽ đáp trả nhanh chóng nếu Mỹ rút khỏi hiệp ước INF, đồng thời cảnh báo các nước châu Âu chớ ... |
Báo Mỹ: Không máy bay nào muốn đối đầu S-400
(Vũ khí) - Hệ thống phòng không tối tân S-400 của Nga là vũ khí mà không lực lượng không quân nào muốn đối đầu ... |