Hệ thống hầm ngầm giúp Iran răn đe Mỹ và đồng minh Trung Đông

Tehran phát triển mạng lưới hầm ngầm dày đặc để bảo vệ lực lượng tên lửa trong đòn phủ đầu, sẵn sàng trả đũa đối phương trong xung đột. 

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 16/6 khẳng định nước này đang cân nhắc nhiều phương án đối phó với khủng hoảng Iran, trong đó không loại trừ khả năng sử dụng biện pháp quân sự. Các cố vấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng chuẩn bị họp bàn kế hoạch điều thêm quân tới Trung Đông nhằm răn đe Tehran.

Giới chuyên gia nhận định Mỹ có thể tiếp tục gây sức ép kinh tế và ngoại giao lên Iran, nhưng khó lòng trực tiếp can thiệp quân sự vào nước này. Ngoài kho tên lửa hành trình và đạn đạo uy lực, Tehran đã xây dựng mạng lưới hầm ngầm kiên cố và được ngụy trang rất kỹ, nhằm bảo vệ lực lượng chiến lược trước đòn phủ đầu của đối phương và tung đòn trả đũa bất ngờ trong các xung đột quân sự.

Iran đã nhiều lần hé lộ các hầm ngầm chứa vũ khí tầm xa từ năm 2015. Chúng không chỉ là nơi lưu trữ và lắp ráp tên lửa đạn đạo, mà còn có những giếng phóng được gia cố để chống vũ khí xuyên phá hiện đại.

Quân đội Iran hôm 28/5 công bố video vụ thử tên lửa đạn đạo Qiam-1 từ một căn cứ bí mật dưới lòng đất. Quả đạn Qiam-1 có tầm bắn 800 km được các binh sĩ gắn đầu đạn và khai hỏa từ giếng phóng, lao thẳng lên bầu trời.

Video cũng cho thấy nhiều chi tiết ít được hé lộ của hệ thống đường hầm bí mật này như cửa chống nổ và cơ cấu đóng mở tự động, chỉ cho phép một cánh cửa được mở vào bất kỳ thời điểm nào. Điều này giúp cô lập các vụ nổ từ vũ khí xuyên phá hoặc sự cố với tên lửa, khiến chúng chỉ gây hư hại được một đoạn hầm thay vì lan truyền và phá hủy toàn bộ căn cứ.

he thong ham ngam giup iran ran de my va dong minh trung dong

Cửa chống nổ trong căn cứ tên lửa đạn đạo Iran. Ảnh: IRNA.

Quả đạn Qiam-1 được phóng từ một hầm bê tông rộng rãi và kiên cố. "Nhiều người từng nghi vấn các video Iran phóng tên lửa từ hầm ngầm, do chúng luôn được quay từ khoảng cách xa. Với hình ảnh trong vụ phóng 27/5, Tehran đã chứng minh họ có khả năng tấn công từ trong lòng núi, không cần triển khai lực lượng ở các trận địa trống trải", chuyên gia quân sự Tyler Rogoway nhận xét.

Tên lửa phóng lên trong đêm, chiếu sáng cả khu vực sườn núi có độ dốc lớn quanh giếng phóng. Điều này dường như cũng giúp tăng khả năng sống sót cho căn cứ ngầm, khi bom và tên lửa rơi xuống sườn núi sẽ khó xuyên phá thẳng vào trong mục tiêu để gây sát thương tối đa.

"Các hệ thống hầm ngầm không phải bất khả xâm phạm, nhưng chúng đủ sức trụ vững trước đòn phủ đầu bằng tên lửa hành trình và máy bay tàng hình. Điều này cho phép Iran có đủ thời gian phóng tên lửa đạn đạo đáp trả, ngay cả khi loạt tấn công mở màn của đối phương vẫn đang diễn ra", Rogoway nói thêm.

Không quân Mỹ có khả năng phá hủy các loại hầm ngầm nằm sâu trong lòng núi, sử dụng bom xuyên phá hạng nặng GBU-57 MOP dẫn đường bằng vệ tinh. Mỗi quả GBU-57 nặng hơn 14 tấn, có thể xuyên qua lớp bê tông cốt thép dày 60 mét trước khi kích hoạt khối thuốc nổ 2,4 tấn để tăng tối đa sát thương bên trong hầm ngầm.

Tuy nhiên, Washington chỉ có gần 20 quả bom loại này với mức giá tới 3,5 triệu USD/quả, chúng cũng chỉ đạt hiệu quả tối đa khi triển khai từ oanh tạc cơ tàng hình B-2. Mỹ và đồng minh có thể chọn giải pháp dùng số lượng lớn bom xuyên phá cỡ nhỏ hơn, nhưng chúng không thể bảo đảm khả năng tiêu diệt những hầm ngầm kiên cố và được thiết kế thành từng phân khu để hạn chế thiệt hại.

he thong ham ngam giup iran ran de my va dong minh trung dong

Khoang phóng tên lửa trong một căn cứ ngầm của Iran. Ảnh: IRNA.

Video do Iran công bố cũng cho thấy hàng loạt tên lửa và xe chở đạn kiêm bệ phóng (TEL) nằm dọc các hầm ngầm, cho thấy mạng lưới này có thể là nơi lưu trữ và trực chiến của tên lửa. Đây là một phần của những "thành phố ngầm" chuyên chế tạo tên lửa đạn đạo của Tehran, giúp nước này sở hữu cơ sở hạ tầng khép kín, được gia cố để duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu cho các đơn vị tên lửa chiến lược.

Những khoản đầu tư khổng lồ cho hệ thống hầm ngầm giúp Iran duy trì khả năng răn đe, đủ sức buộc Mỹ và đồng minh trả giá đắt nếu nổ ra chiến tranh ở Trung Đông. Nó đủ sức biến một xung đột có giới hạn trở thành cuộc chiến phức tạp, mang quy mô lớn hơn nhiều so với dự kiến.

"Dù chúng không phải bất khả xâm phạm, mạng lưới hầm ngầm Iran vẫn sẽ là vấn đề chiến thuật lớn, đòi hỏi đối phương sử dụng những lực lượng mạnh nhất để vô hiệu hóa. Việc tung video phóng tên lửa từ hầm ngầm là thông điệp cảnh báo tới Mỹ và đồng minh trong khu vực, cho thấy họ sẽ không an toàn nếu gây chiến với Iran. Hy vọng chúng ta không phải thử nghiệm mức độ hiệu quả của những công trình này", Rogoway đánh giá.

he thong ham ngam giup iran ran de my va dong minh trung dong Chính quyền Trump nói Iran liên hệ với Al Qaeda, quốc hội hoài nghi

Ngoại trưởng Pompeo và các quan chức cáo buộc Iran có liên hệ với Al Qaeda khiến phe Dân chủ đặt câu hỏi chính quyền ...

he thong ham ngam giup iran ran de my va dong minh trung dong Iran khẳng định sẽ không có chiến tranh với Mỹ

Quan chức an ninh cấp cao Iran cho rằng không có bất cứ lý do nào để nước này và Mỹ phát động chiến tranh ...

he thong ham ngam giup iran ran de my va dong minh trung dong Tướng Iran khoe tên lửa đủ sức đánh trúng tàu sân bay

Tư lệnh Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran khẳng định nước này đã tự sản xuất các tên lửa diệt hạm chính xác cao, ...