Đong nước đếm tiền

Đề án tăng mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của TPHCM vừa được đưa ra phản biện đã ngay lập tức lộ ra sơ hở “chết người”.

dong nuoc dem tien

Ảnh minh hoạ.

Đó là sự cào bằng khi thu tiền theo kiểu đong nước đếm tiền. Đến nỗi, người dân, doanh nghiệp chỉ nhìn thấy 60 tỉ đồng tăng thu trước mắt, hơn là nhìn thấy một triển vọng sáng sủa hơn về môi trường.

Theo dự thảo đề án, phí nước thải công nghiệp được thu căn cứ vào mức độ xả thải. Cụ thể, mức phí cố định 1,5 triệu đồng/năm áp dụng đối với các cơ sở sản xuất xả thải dưới 5m3/ngày đêm. Cơ sở có tổng lượng thải trên 5m3/ngày đêm sẽ áp dụng thêm hệ số K về lưu lượng xả thải (K = 5). Ngoài những ngành nghề phải đóng phí như quy định tại Nghị định 154, dự thảo bổ sung hai đối tượng chịu thuế là cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám chữa bệnh và cơ sở xử lý chất rắn, từ bãi chôn lấp rác thải.

Theo tính toán của Sở Tài nguyên và Môi trường, dự kiến sẽ có 3.310 cơ sở sản xuất phải đóng phí tổng cộng 60 tỉ đồng/năm, tăng 52 tỉ đồng so với hiện tại.

Con số 60 tỉ đồng cũng được phân chia cụ thể: 25% sẽ để trang trải chi phí nghiệp vụ chuyên môn, quản lý thu phí, 75% nộp vào ngân sách TPHCM.

Rất dễ hiểu, rất đáng thông cảm khi người phản ứng đầu tiên là các doanh nghiệp làm ăn chân chính, những người đã phải đầu tư hàng chục, hàng trăm tỉ đồng để đảm bảo nước xả thải ra môi trường đảm bảo các quy định của pháp luật. Bởi với cách tính tiền theo khối lượng bất phân mức độ độc hại này đang tạo ra bất công cực lớn giữa những người làm ăn chân chính và những cơ sở, doanh nghiệp còn chưa chấp hành đầy đủ.

Hơn nữa, dù tính toán rất chi li, chính xác nguồn tiền đầu vào, nhưng một câu hỏi không thể không đặt ra là với cách phân bổ 25/75, trong đó 75% số tiền thu được đưa vào ngân sách với mục đích chung chung là dành cho công tác bảo vệ môi trường thì liệu rằng chất lượng môi trường nước nói riêng và môi trường sống nói chung có được cải thiện sau một đề án tăng thu tới 52 tỉ đồng?

Cũng như chính sách tăng thuế bảo vệ môi trường trong xăng dầu, có lẽ, đã đến lúc phải chấm dứt việc tăng thu ngân sách nhân danh những mục đích tốt đẹp, đã đến lúc chấm dứt việc mang môi trường ra làm “con tin” để thu lấy được.

Nói như một doanh nhân, trong hội nghị phản biện vừa rồi: Tăng thu phải có cơ sở khoa học, mục đích cuối cùng là điều chỉnh hành vi nhằm nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường của mọi đối tượng chứ không phải để tăng thu nhập cho cán bộ, hay làm đầy ngân sách.

dong nuoc dem tien Thu phí BOT Yên Tử: Du khách đồng tình cao

Đại diện Ban Quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử khẳng định, du khách đồng tình cao với việc thu phí vãn ...

dong nuoc dem tien TP HCM muốn tăng phí môi trường, thu 60 tỷ đồng mỗi năm

Tiền thu được sẽ đóng vào ngân sách, cải thiện môi trường, nâng chất lượng sống của người dân.

dong nuoc dem tien Nhiều ý kiến phản biện đề án tăng phí đậu ô tô dưới lòng đường

Sáng 28-2, Ủy ban MTTQ TP HCM, tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo đề án điều chỉnh tăng mức ...

/ https://laodong.vn