Diễn biến lây nhiễm biến chủng Delta khác nhau tại Mỹ, Anh và Ấn Độ

Làn sóng lây nhiễm biến thể Delta ở Anh và Ấn Độ tăng trở lại sau một thời gian hạ nhiệt, trong khi đợt dịch do Delta gây ra ở Mỹ đang rất khó lường.

Mỹ đang bước vào làn sóng dịch thứ 4. Khi chiến dịch tiêm chủng chững lại và biến thể Delta lan rộng, các ca mắc COVID-19 và nhập viện ở mức cao nhất kể từ mùa đông năm 2020.

Không rõ các số liệu này còn tăng lên nữa hay không khi làn sóng lây nhiễm biến thể Delta vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Ở Anh, nơi Delta cũng đang thống trị, số ca bệnh hàng ngày giảm từ mức cao nhất từ 60.000 trường hợp vào giữa tháng 7 xuống còn một nửa trong 2 tuần. Nhưng con số này đang có dấu hiệu tăng trở lại.

Tại Ấn Độ, biến thể Delta lây lan từ cuối năm 2020. Vào thời điểm dịch làn sóng thứ 2, quốc gia Nam Á ghi nhận tới 400.000 ca bệnh/ngày. Các chuyên gia ước tính con số thực có thể cao hơn gấp 20 lần. Nhưng tới tháng 6, số ca bệnh đã giảm đáng kể, nhưng tình hình tại quốc gia này có thể diễn biến căng thẳng trở lại..

Các nhà khoa học đang đi tìm đáp án cho cho câu hỏi tại sao các đợt bùng phát Delta ở một số quốc gia lại giảm dù chỉ là tạm thời. Tại Mỹ, tốc độ lây nhiễm biến thể này đã chậm lại. Các ca nhiễm mới đang giảm ở một số bang như Missouri, nơi từng bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến chủng Delta.

Những diễn biến lây nhiễm biến chủng Delta tại Mỹ rất khó lường
Những diễn biến lây nhiễm biến chủng Delta tại Mỹ rất khó lường

Câu hỏi khiến nhiều nhà khoa học tranh cãi hiện nay là làn sóng lây nhiễm Delta đang chững lại tại Mỹ? Liệu biến thể này đã có một bước lùi trước khi đẩy Mỹ vào những ngày tháng chống dịch khó khăn hơn?

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ dự đoán số ca bệnh sẽ tăng trong các tuần đầu tháng 9. Ông Bill Hanage, nhà dịch tễ học tại trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan tin rằng số ca COVID-19 ở Mỹ sẽ gia tăng do người dân bắt đầu ngừng đi tiêm vaccine, trong khi các trường học và văn phòng mở cửa lại.

Trong khi đó, tến sĩ Celine Gounder, nhà dịch tễ học và chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Bệnh viện Bellevue ở New York nhận định số ca bệnh tại Mỹ sẽ tăng trở lại vào tháng 9 trước khi giảm vào tháng 10.Các nhà dịch tễ học khác dẫn ra số liệu từ các bang miền Nam nước Mỹ cho thấy số ca COVID-19 tăng ở trẻ em nhưng giảm ở người lớn.

Các tuần gần đây, số ca nhiễm giảm ở một số tiểu bang Đông Nam và California nhưng lại tăng ở các bang Trung Tây và Đông Bắc. Biến thể Delta dễ lây lan hơn các virus khác, nên tỷ lệ lây nhiễm có thể sẽ tăng vọt với các khu vực không áp dụng nghiêm quy định đeo khẩu trang và các biện pháp phòng COVID-19.

Ngay cả thời tiết cũng có thể đóng một vai trò nào đó. Các ca mắc ở Anh giảm dần trong mùa hè. Trong khi đó, số ca mắc mới ở Mỹ tăng mạnh vào lúc thời tiết chuyển sang mùa thu. Thời tiết lạnh hơn có nghĩa là người dân sẽ tập trung trong các hoạt động ở không gian kín nhiều hơn, tạo điều kiện cho SARS-CoV-2 dễ dàng lây lan.

Nước Anh chứng kiến đỉnh dịch vào tháng 6 trước khi có dấu hiệu giảm nhiệt
Nước Anh chứng kiến đỉnh dịch vào tháng 6 trước khi có dấu hiệu giảm nhiệt

Bà Gounder cho rằng thực tế ở Anh và Ấn Độ cho thấy không nên "lo ngại quá mức" về Delta. 3 quốc gia này có sự khác biệt lớn về tỷ lệ dân số, độ tuổi người được tiêm chủng. Các quy định chống dịch, mức độ phổ biến của khẩu trang cũng khác biệt.

Ở Anh, số ca bệnh tăng vọt vào khoảng tháng 6 với nguyên nhân phần lớn được cho là do giải đấu EURO 2020. Ông Hanage cho rằng khi giải đấu kết thúc và các trường học đóng cửa, biến thể Delta ít có cơ hội lây nhiễm hơn nên có dấu hiệu hạ nhiệt.

Trong khi đó, dù khẳng định Anh đang ở trạng thái cân bằng đặc hữu do các ca bệnh chững lại khi ngày càng có nhiều người có miễn dịch, tiến sĩ Paul Hunter - giáo sư y khoa tại Đại học East Anglia cảnh báo làn sóng lây nhiễm vẫn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cách mọi người tương tác và thời tiết.

Các ca mắc mới hàng ngày ở Anh giảm một nửa từ giữa đến cuối tháng 7 nhưng đang tăng trở lại, chủ yếu là các vùng ghi nhận số ca nhiễm thấp trước đây.

Tại Ấn Độ, xu hướng lây lan của Delta cũng khác biệt. Quốc gia Nam Á tăng vọt ca nhiễm vào các tháng 4,5 rồi giảm dần.Tuy nhiên làn sóng dịch mới đang xuất hiện.

Ấn Độ trông đợi vào miễn dịch cộng đồng
Ấn Độ trông đợi vào miễn dịch cộng đồng

Vào cuối tháng 3, chính phủ Ấn Độ tuyên bố nước này đã vào "giai đoạn cuối của đại dịch". Thủ tướng Narendra Modi đã cấm các buổi vận động bầu cử ở nhiều bang, cũng như hủy bỏ lễ hội Kumbh Mela. Tuy nhiên, các hoạt động tập thể như đám cưới và tụ họp gia đình diễn ra mạnh mẽ.

Vài tuần sau đó, hàng triệu người Ấn Độ mắc Covid-19, trong đó có hơn hàng nghìn người tử vong. Các bệnh viện tại những thành phố lớn lại bị quá tải, cạn kiệt oxy và đồ dùng thiết yếu. Tuy nhiên, số ca mắc mới đã nhanh chóng giảm ngay sau khi đạt đỉnh điểm.

Xét nghiệm kháng thể cho thấy, tỷ lệ người Ấn Độ có kháng thể tăng từ 21,5% hồi tháng 1 lên 67% trong tháng 7. Các chuyên gia cho rằng Ấn Độ có thể sẽ phải dựa vào chủ yếu miễn dịch tự nhiên để chống lại các làn sóng COVID-19 mới khi chỉ 9% dân số được tiêm chủng đầy đủ so với 50% của Mỹ.

Phóng viên (t/h)

https://nghenghiepcuocsong.vn/dien-bien-lay-nhiem-bien-chung-delta-khac-nhau-tai-my-anh-va-an-do/?fbclid=IwAR3XLoMBwBOBS-enMA4wOc83AWjEXmzD6fCOafQx9EHOFvBnfXK8Ycr74vU

Pfizer nghiên cứu vaccine chống lại biến thể Delta Pfizer nghiên cứu vaccine chống lại biến thể Delta
Vaccine phòng Covid-19 có chống được biến thể Delta? Vaccine phòng Covid-19 có chống được biến thể Delta?
Vaccine ngừa COVID-19 của Cuba có thể chống lại biến chủng Delta Vaccine ngừa COVID-19 của Cuba có thể chống lại biến chủng Delta

/ Nghề nghiệp & Cuộc sống