Hành động dũng cảm, quên mình bắt cướp của hai hiệp sĩ Nguyễn Hoàng Nam (29 tuổi, ngụ Gò Vấp) và Nguyễn Văn Thôi (42 tuổi, quê Bình Định) xứng đáng được cả xã hội tôn vinh.
Bức ảnh chụp chung của hai hiệp sĩ Nam và Thôi.
Tối 13.5, 2 hiệp sĩ Nguyễn Hoàng Nam và Nguyễn Văn Thôi đã mãi mãi ra đi sau khi đuổi bắt một nhóm đối tượng trộm xe SH tại TPHCM. Sự việc xảy ra khiến nhiều người bàng hoàng, thương tiếc và cũng lo lắng cho những người đang làm nghề nguy hiểm này.
Nhiều người cũng thắc mắc, trước hành động quên mình để bảo vệ tài sản, tính mạng của người dân, các hiệp sĩ có được công nhận liệt sĩ hay không?
Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, ông Nguyễn Duy Kiên, Phó Cục trưởng Cục Người có công (Bộ LĐTBXH) cho rằng, hành động nghĩa hiệp vì cộng đồng, hy sinh cả tính mạng vì chính nghĩa là điều rất đáng trân trọng và cần được nhân rộng, tôn vinh trong xã hội.
Ông Kiên khẳng định, UBND thành phố nơi xảy ra vụ việc phải là nơi đứng ra làm đề nghị truy tặng danh hiệu liệt sĩ cho các cá nhân trên. Theo Điều 11, Pháp lệnh Ưu đãi người có công với Cách mạng và theo Điều 17, Nghị định 31/2013 thì những trường hợp người dân xả thân cứu người, truy bắt tội phạm đều có thể được công nhận là liệt sĩ.
Theo luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội), việc phong liệt sĩ cho hai hiệp sĩ bị đâm chết chính là thể hiện sự tôn vinh của cả xã hội dành cho những người quên mình vì sự an toàn của nhân dân.
“Về nguyên tắc, công dân được làm những gì pháp luật không cấm. Trách nhiệm tham gia phòng chống tội phạm là nghĩa vụ của công dân. Hiệp sĩ tham gia phòng chống tội phạm cũng như mọi công dân nói chung đều có quyền bắt giữ người có hành vi phạm tội quả tang và áp giải ngay đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật”- luật sư Nguyễn Anh Thơm chia sẻ.
Cũng theo luật sư, mô hình CLB phòng chống tội phạm ở TPHCM, Bình Dương đã và đang được duy trì hoạt động mang lại những hiệu quả nhất định được xã hội ghi nhận. Mặt khác, mô hình CLB này ít nhiều được các cơ quan công an ghi nhận và đánh giá cao bởi sự góp phần không nhỏ vào sự nghiệp đảm bảo ANTT trên địa bàn cùng với các lực lượng công an.
Dù cho các hiệp sĩ đang thực hiện một công việc vì nghĩa vụ công dân (như bắt giữ kẻ phạm tội đang chạy trốn) tuy không phải là người thi hành công vụ, nhưng do công việc đó bị giết, thì cũng cần thiết được hưởng chính sách như đối với người thi hành công vụ.
Do đó, trong trường hợp các hiệp sĩ hy sinh vì lợi ích chung của xã hội thì chúng ta cũng cần phải phong liệt sĩ cho những tấm gương vì xã hội mà quên thân. Đó là sự tri ân của xã hội để đề cao tinh thần đấu tranh phòng chống tội phạm trong nhân dân.
Căn cứ vào Điều 11 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, Điều 17 Nghị định 31/2013 về điều kiện xác nhận liệt sĩ, luật sư Nguyễn Anh Thơm khẳng định, việc công nhận xét liệt sĩ cho hai hiệp sĩ Nguyễn Hoàng Nam và Nguyễn Văn Thôi là có căn cứ, đúng quy định của pháp luật.
Vây bắt nghi phạm liên quan vụ đâm chết 2 \'hiệp sĩ\' ở Sài Gòn
Từ lời khai của một nghi can, cả trăm cảnh sát được tung xuống địa bàn ngay trong đêm bao vây căn nhà. Nghe động, ... |
\'Cần xây dựng chế độ cho hiệp sĩ tử vong khi bắt tội phạm\'
Sau vụ 2 người bị đâm tử vong ở Sài Gòn, chuyên gia tâm lý tội phạm học cho rằng cần xây dựng quy định ... |
Infographic: Nhìn lại phong trào hiệp sĩ đường phố
Vụ việc 2 "hiệp sĩ" Sài Gòn ngã xuống bởi những nhát dao oan uống trong khi bắt cướp khiến dư luận không khỏi bàng ... |
Quyết không lùi bước
Dù mới thoát khỏi tử thần, các "hiệp sĩ" bị thương khi truy bắt trộm trong đêm 13-5 vẫn khẳng định sẽ tiếp tục góp ... |