Tại phiên tranh tụng chiều nay (17.10) giữa nguyên đơn là Vinasun và bị đơn là Grab, một nội dung gây chú ý mà phía nguyên đơn đưa ra, đó là việc Grab từng bị xử phạt 2,9 tỷ đồng (?!).
Tại phiên tranh tụng trước tòa, luật sư Nguyễn Văn Đức - luật sư đại diện quyền lợi cho phía Vinasun vẫn tiếp tục cáo buộc Grab vi phạm nghiêm trọng Đề án 24. Đó là hành vi kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi, với nhiều hình thức được đưa ra như quy định giá cước, hỗ trợ giá, khuyến mãi, thu hút tài xế, đặt ra các chế tài, quy định với đội ngũ lái xe, thu tiền khách...
Luật sư bảo vệ quyền lợi của Vinasun cáo buộc Grab vi phạm nghiêm trọng Đề án 24: không phải thử nghiệm công nghệ mà đã kinh doanh taxi. Ảnh: Phương Thảo
Tất cả những điều này chứng tỏ hoạt động của Grab chính là việc điều hành giống như một đơn vị kinh doanh vận tải. Luật sư của Vinasun còn đặt câu hỏi có hay không việc Grab trong năm 2017 từng bị xử phạt 2,9 tỷ đồng về việc báo cáo tài chính và xin giảm thuế vì kinh doanh thua lỗ (?!). Đại diện Vinasun cho biết, tất cả những hành vi vi phạm của Grab đã được Vinasun thu thập đủ chứng cứ cung cấp cho Tòa án.
Phía Grab khẳng định, Grab hoạt động đúng quy định, Grab không vi phạm Đề án 24 cũng như các quy định khác của pháp luật Việt Nam. Cơ sở là Grab không bị các cơ quan chức năng xử lý vi phạm. Về khoản xử phạt 2,9 tỷ đồng và các vấn đề liên quan đến thuế, đại diện Grab không trả lời trực tiếp mà xin phép HĐXX để bên phụ trách thuế của Grab sẽ làm rõ vấn đề này và trả lời sau.
Đại diệncủa Grab lại phản bác rằng, họ không vi phạm Đề án 24 và từ chối trả lời việc có từng bị phạt 2,9 tỷ đồng hay không. Ảnh: Phương Thảo.
Trong khi đó, trưa nay, phía Grab đã đưa ra nhận định, đây là vụ kiện là “hy hữu đầu tiên” khi phía nguyên đơn khởi kiện mà không đưa ra được các bằng chứng chứng minh, chỉ trông cậy vào tòa án thu thập chứng cứ. Phía Grab cho rằng, vụ kiện sẽ là tiền lệ xấu, trì hoãn sự phát triển của khoa học công nghệ trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0... và đề nghị tòa án đình chỉ giải quyết vụ kiện.
Phía Grab cũng đưa ra các lập luận về tính hợp pháp của phiên tòa. Theo Grab, tòa án không có quyền xem xét và đánh giá hoạt động kinh doanh theo Đề án 24 thí điểm có phải là hoạt động kinh doanh vận tải hoặc kinh doanh taxi hay không vì vấn đề này thuộc chức năng quản lý nhà nước và điều hành kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ. Kế đến, Tòa án cũng không có quyền kiến nghị Bộ GTVT sửa đổi Quyết định 24 hoặc Nghị định 86 theo khoản 7, Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân.
Grab đã có kiến nghị về việc Vinasun không được tiếp cận các tài liệu "bí mật kinh doanh" của Grab, bao gồm cả danh sách hợp tác xã, hợp đồng với hợp tác xã, cũng như không công bố các tài liệu này trước công chúng tại tòa. Grab đã có đơn kiến nghị đến Chánh án Tòa án Nhân dân TP.HCM, nhưng trong khi Chánh án Tòa án Nhân dân TP.HCM chưa trả lời đơn kiến nghị của Grab thì Tòa Kinh tế đã cho phép Vinasun được tiếp cận và sao chép.
Trong sáng nay, Grab cũng gửi khiếu nại lên Tòa án nhân dân tối cao về vấn đề này song Tòa Kinh tế - Tòa án Nhân dân TP.HCM tiếp tục cho phép công bố các tài liệu thuộc bí mật kinh doanh của Grab trước tòa dù Tòa án Nhân dân Tối cao vẫn chưa ra quyết định cuối cùng. Điều này tạo nên tiền lệ không tốt khi các doanh nghiệp sẽ lợi dụng điều này để tiếp cận bí mật kinh doanh của đối thủ...
Đề xuất quản lý Grab như taxi truyền thống: Còn gì là 4.0?
Theo chuyên gia Bùi Danh Liên, Grab là kết quả của thời đại công nghệ 4.0, không thể quản lý nó như taxi truyền thống. |
Hàng trăm tài xế nghỉ việc đến vụ xử Vinasun đòi Grab bồi thường 41 tỷ
Sau 3 lần tạm dừng và hoãn phiên tòa để các bên bổ sung chứng cứ, TAND TP.HCM mở lại phiên xét xử vụ Vinasun ... |
Grab sẽ phải đeo mào và quản như taxi?
Tất cả xe ô tô dưới 9 chỗ kinh doanh là taxi, taxi điện tử (Uber, Grab…) phải chịu khung điều kiện như taxi truyền ... |
Bộ Giao thông kiến nghị xe Grab phải gắn mào như taxi
Bộ Giao thông đề nghị ôtô dưới 9 chỗ kinh doanh vận tải; có lịch trình, sử dụng phần mềm để đặt xe sẽ phải ... |