Chỗ dựa của người lao động

Theo báo cáo của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam trong hội nghị vừa diễn ra thì có khoảng 1,7 triệu đoàn viên công đoàn được hưởng ưu đãi từ Chương trình phúc lợi đoàn viên. Đây chỉ là số thiết thực sau 1 năm hoạt động - năm 2017 là năm đầu tiên được chọn là "Năm vì lợi ích đoàn viên công đoàn".

chỗ dựa

Tuy nhiên, thực trạng về đời sống và quyền lợi người lao động hiện nay cho thấy vai trò của công đoàn cần phải nâng cao hơn nữa theo hướng thiết thực, hiệu quả mới đáp ứng được tình hình mới.

Nói về hiệu quả hoạt động của Công đoàn trong việc đảm bảo lợi ích đoàn viên dễ thấy nhất là so sánh lợi ích giữa người lao động là đoàn viên công đoàn với người lao động chưa là đoàn viên công đoàn, sự khác biệt tạo ra được trong những năm qua là khá rõ nét.

Nhìn lại một năm 2017 với chủ đề “Năm vì lợi ích đoàn viên công đoàn” có thể thấy việc nhấn mạnh hơn tới lợi ích đoàn viên đã tạo ra những thay đổi về tư duy, nhận thức trong hoạt động công đoàn các cấp.

Chủ đề này cũng góp phần thay đổi tư duy của người sử dụng lao động và cả chính người lao động.

Tất nhiên, không phải chỉ tới năm 2017, trong nhiều năm qua, Công đoàn đã thể hiện vai trò “vì lợi ích đoàn viên” của mình bằng nhiều việc cụ thể, thiết thực.

Ví dụ câu chuyện về bữa ăn ca của người lao động. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã ban hành riêng một Nghị quyết về “Chất lượng bữa ăn ca của người lao động”, đây phải nói là một bước đi mạnh mẽ hướng tới việc đảm bảo chất lượng bữa ăn ca đối với công nhân.

Để tạo ra sự chuyển biến trong nhận thức của các doanh nghiệp, công đoàn cơ sở được hướng dẫn là họ hoàn toàn có thể khởi kiện giám đốc doanh nghiệp khi để xảy ra ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của người lao động.

Và tổ chức công đoàn phối hợp với các cơ quan chức năng giám sát chất lượng thực phẩm cũng như định mức kinh phí doanh nghiệp dành cho bữa ăn ca của người lao động.

Hàng nghìn tổ chức công đoàn cơ sở đã chủ động đứng ra đối thoại, thương lượng với người sử dụng lao động để nâng giá trị bữa ăn ca của người lao động.

cho dua cua nguoi lao dong

Theo báo cáo của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, nhờ vậy mà hàng chục nghìn doanh nghiệp có công đoàn cơ sở đã tổ chức được bữa ăn ca chất lượng, an toàn, góp phần cải thiện sức khỏe người lao động, giúp họ an tâm làm việc lâu dài. Rất nhiều doanh nghiệp xây dựng được mô hình bếp ăn tập thể tốt.

Cho tới năm qua, số vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các khu công nghiệp, khu chế xuất đã giảm đáng kể.

Trong năm 2017, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã hướng dẫn các cấp công đoàn đưa nội dung chất lượng bữa ăn ca vào nội dung thương lượng tập thể đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có hỗ trợ bữa ăn ca nhưng còn ở mức dưới 15.000 đồng...

Đây chỉ là một ví dụ cho thấy nếu công đoàn thực sự bảo vệ quyền lợi đoàn viên thì cần có giải pháp cho những vấn đề cụ thể nhất liên quan thiết thực tới quyền lợi người lao động.

Cũng như đòi hỏi quyền lợi bằng phương pháp thương lượng qua tổ chức công đoàn vừa đạt hiệu quả vừa tránh được những đấu tranh tự phát nhiều khi sai pháp luật của người lao động.

Tuy nhiên, có một thực tế cần thừa nhận là vấn đề đảm bảo quyền lợi người lao động hiện nay đang rất khó khăn.

Cả nước có hơn 300 khu công nghiệp, khu chế xuất nhưng chỉ có chưa đầy 50 khu công nghiệp, khu chế xuất có tổ chức công đoàn (hầu hết chưa có đầy đủ trụ sở làm việc).

Gần 3 triệu lao động ở khu vực này nhưng chỉ có khoảng hơn 1,6 triệu đoàn viên công đoàn, đa số là người ngoại tỉnh, chiếm 70%. Điều này đồng nghĩa với việc hàng triệu lao động cần chỗ ở.

Trong khi các khu công nghiệp, khu chế xuất mới chỉ đáp ứng được 7- 10%, trên 90% lao động còn lại hiện vẫn phải thuê chỗ ở của các hộ dân.

Nhà trẻ mẫu giáo phục vụ cho công nhân lao động có con nhỏ hầu như không có. Được biết hiện nay Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã trình Chính phủ Đề án về xây dựng các thiết chế công đoàn phục vụ công nhân lao động và đoàn viên công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất gồm: Thiết chế về nhà ở, nhà văn hóa, thư viện, nhà trẻ, trung tâm hỗ trợ pháp lý cho công nhân nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho công nhân. Năm 2017, trong buổi đối thoại với hơn

2.000 người lao động các tỉnh miền Trung, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị chính quyền các tỉnh, thành phố phối hợp cao nhất với Công đoàn trong việc cấp đất, hỗ trợ hạ tầng để xây dựng nhà ở và thiết chế công đoàn dành cho công nhân.

Thủ tướng cũng kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp cùng quan tâm, hỗ trợ kinh phí xây dựng…

Có thể nói, nếu trên thực tế Đề án này được nhanh chóng triển khai thì sẽ cải thiện đáng kể đời sống người lao động nói chung và các đoàn viên công đoàn nói riêng tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Mặc dù vẫn biết để hoàn thiện thiết chế công đoàn là một quá trình còn gian nan bởi vì không phải chỉ là việc công đoàn có thể tự làm được.

Cách đây vài ngày, chương trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam đã phát những hình ảnh cho thấy hàng trăm công nhân phải chầu chực trước cổng một doanh nghiệp để đòi khoản lương đã bị nợ.

Đây chắc chắn chỉ là một trong số không ít thực trạng về quyền của người lao động bị xâm hại hiện nay. Ai trong số họ là đoàn viên công đoàn?

Tổ chức công đoàn có “phủ”được hết các khu vực kinh tế hiện nay không? Đó là những thách thức không nhỏ trong hoạt động công đoàn hiện nay.

Nhưng nếu mọi hoạt động của công đoàn trong năm 2018 và những năm tiếp theo, vẫn tiếp tục phát huy tinh thần của năm 2017 “Năm vì lợi ích đoàn viên công đoàn”, đều chú trọng đặt lợi ích của đoàn viên, của người lao động lên trên hết, thì công đoàn sẽ thực sự là chỗ dựa tin cậy của người lao động, của đoàn viên công đoàn.

cho dua cua nguoi lao dong Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu nam lên 62, nữ lên 60 tuổi

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa đưa ra phương án sửa đổi quy định hiện hành và đề xuất cho phép ...

cho dua cua nguoi lao dong Thiệt thòi lương nữ giới

Bình đẳng giới về kinh tế có thể giúp GDP của Mỹ tăng thêm 1.750 tỉ USD, Anh tăng 250 tỉ USD, Nhật Bản tăng ...

/ Ngọc Anh/Đại Đoàn Kết