Chỉ xử lý cán bộ nghỉ hưu cấp thứ trưởng trở lên?

Có luồng ý kiến cho rằng chỉ nên áp dụng quy định xử lý kỷ luật đối với những người giữ chức vụ, quyền hạn nhất định.

Bộ Nội vụ vừa trình Chính phủ dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Cán bộ, công chức và luật Viên chức.

Vấn đề xử lý cán bộ nghỉ hưu là một trong những điểm quan trọng gây nhiều luồng quan điểm trái chiều.

Trong tờ trình về dự án luật này, Bộ Nội vụ đã chỉ ra một số bất cập của quy định hiện hành. Cụ thể, theo quy định của luật Cán bộ, công chức và luật Viên chức thì thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng kể từ thời điểm có hành vi vi phạm đến khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật.

"Quy định thời hiệu như vậy thực tế là quá ngắn, không bảo đảm tính nghiêm khắc đối với việc xử lý cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm. Một số trường hợp đã bị xử lý kỷ luật về Đảng (hoặc đã bị xử lý hình sự nhưng cho hưởng án treo) khi xét kỷ luật theo quy định của luật thì đã hết thời hiệu.

Bên cạnh đó, một số trường hợp cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên có vi phạm trong thời gian công tác nhưng đã nghỉ hưu, nghỉ việc hoặc chuyển công tác ra khỏi khu vực nhà nước hoặc khu vực sự nghiệp công lập đã bị xử lý kỷ luật về Đảng và xử lý kỷ luật về chính quyền. Vì vậy, để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ giữa các quy định cũng cần sửa đổi, bổ sung quy định tương ứng trong luật", tờ trình của Bộ Nội vụ chỉ rõ.

chi xu ly can bo nghi huu cap thu truong tro len

Một bộ phận cán bộ, công chức vẫn còn tư tưởng "hạ cánh an toàn"

Từ đây, Bộ Nội vụ đề nghị bổ sung khoản 5 vào Điều 78 và sửa đổi Điều 79 quy định kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc hoặc nghỉ hưu nhưng có hành vi vi phạm trong thời gian công tác, bảo đảm đồng bộ với kỷ luật đảng nhằm mục đích xử lý nghiêm những người sai phạm. Đồng thời, sửa đổi quy định về các hình thức kỷ luật đối với công chức để bảm đảm đồng bộ với các hình thức kỷ luật đối với đảng viên, cán bộ hoặc viên chức.

Theo đó, dự thảo quy định, cán bộ sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có vi phạm trong thời gian công tác và đã bị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật về Đảng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu 1 trong 3 hình thức kỷ luật sau: khiển trách, cảnh cáo hoặc xóa tư cách, chức vụ đã đảm nhiệm.

Bộ Nội vụ cũng đề nghị sửa đổi theo hướng tăng lên 60 tháng. Riêng các hành vi vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, bao gồm những cán bộ đã vi phạm đến mức bị khai trừ khỏi Đảng; có vi phạm về bảo vệ chính trị nội bộ; có hành vi xâm hại lợi ích quốc gia trong quốc phòng, an ninh, đối ngoại; sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả... thì không quy định thời hiệu xử lý.

Bộ Nội vụ đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 3 Điều 82 về quy định liên quan đến cán bộ, công chức bị kỷ luật, theo đó quy định cụ thể cán bộ, công chức bị kỷ luật thì không được bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn (vẫn có thể xem xét bổ nhiệm lại hoặc bố trí chức vụ thấp hơn); hoặc cán bộ, công chức đang trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật, điều tra, truy tố, xét xử thì vẫn có thể giải quyết nghỉ hưu để tránh trường hợp cán bộ, công chức đến tuổi nghỉ hưu nhưng do trình tự thủ tục xử lý kéo dài, có trường hợp diễn ra trong nhiều năm, nếu không giải quyết thủ tục hưu trí sẽ tạo vướng mắc trong quá trình sử dụng cán bộ, công chức.

Ngoài ra, cán bộ, công chức khi đã nghỉ hưu thì vẫn bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc truy tố theo quy định của pháp luật.

Bộ Nội vụ khẳng định, các ý kiến đều tán thành với việc bổ sung quy định xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu, nghỉ việc hoặc đã chuyển công tác nhưng có hành vi vi phạm trong thời gian công tác, nhằm thể chế hóa nghiêm túc chủ trương, đường lối của Đảng, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương và sự nghiêm minh của pháp luật.

Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị cân nhắc về phạm vi áp dụng đối với đối tượng này, theo đó chỉ nên áp dụng quy định đối với những người giữ chức vụ, quyền hạn nhất định mà không quy định chung đối với tất cả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu, nghỉ việc hoặc chuyển công tác.

Ban soạn thảo xin ý kiến Chính phủ về 2 phương án, cụ thể như sau:

Phương án 1: Quy định xử lý kỷ luật đối với tất cả cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm trong quá trình công tác nay đã nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mà không còn là cán bộ, công chức, viên chức.

Phương án 2: Quy định xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo từ cấp thứ trưởng và tương đương trở lên ở trung ương và cấp phó chủ tịch tỉnh và tương đương trở lên ở địa phương có hành vi vi phạm nghiêm trọng trong quá trình công tác nay đã nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mà không còn là cán bộ, công chức.

Minh Thái

chi xu ly can bo nghi huu cap thu truong tro len Xử lý cán bộ làm sao không có \'hạ cánh an toàn\'?

Dự thảo Luật Cán bộ công chức lấy ý kiến về vấn đề xử lý cán bộ vi phạm đã nghỉ hưu như thế nào?

chi xu ly can bo nghi huu cap thu truong tro len Vợ cán bộ Cục thuế xây công trình khủng: Cho tồn tại?

Theo bà Lý, tỉnh đã cho cán bộ xuống đo đạc toàn bộ diện tích đất của bà Tha ở xã Đắk Cấm nhưng hiện ...

chi xu ly can bo nghi huu cap thu truong tro len \'Nhiều cán bộ nghỉ hưu được mời đến làm rõ vụ bán đất vàng của Sabeco\'

Lãnh đạo Cục Công nghiệp cho biết Bộ Công Thương đang xem xét vụ việc Sabeco bán đất vàng tại TP.HCM, trong đó nhiều cán ...

chi xu ly can bo nghi huu cap thu truong tro len Đà Nẵng động viên cán bộ nghỉ hưu... sớm

Theo sở Nội vụ TP.Đà Nẵng, việc động viên cán bộ nghỉ hưu trước tuổi phải dựa trên tinh thần tự nguyên, không thể ép ...