- ‘Chưa có bằng chứng vaccine COVID-19 ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe'
- Những lợi ích 'quý hơn vàng' từ quả chuối với sức khỏe
Khô miệng là vấn đề thường gặp và ảnh hưởng đến sức khỏe, vì vậy bạn cần cẩn trọng với tình trạng khô miệng kéo dài.
Từ thập niên 80 của thế kỷ trước, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hàng triệu người có thể bị ảnh hưởng bởi chứng khô miệng.
Khô miệng là vấn đề thường gặp và ảnh hưởng đến sức khỏe. Khô miệng thường xảy ra ở phụ nữ hơn ở nam giới. Lý do của điều này chưa rõ ràng nhưng được cho là do sự khác nhau của hormon và tuổi tác. Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy, khô miệng thường xảy ra ở người già hơn người trẻ hay người trung niên.
Khô miệng hiếm khi là một triệu chứng đơn độc. (Ảnh minh họa)
Các triệu chứng kết hợp với khô miệng
Khô miệng hiếm khi là triệu chứng đơn độc. Khô miệng thường xuất hiện cùng với giảm nước bọt. Những thuộc tính có điều kiện này gây ra sự suy yếu về chức năng của khoang miệng theo thời gian. Việc giảm lưu lượng nước bọt thường gây ra sự khó khăn trong nói, nếm và nhai.
Bệnh nhân có thể có khó khăn trong việc nhai và nuốt những thức ăn khô bởi vì khó làm ẩm thức ăn. Họ thường thấy khát, phải nhấp nước để dễ dàng nuốt, và có thể để nước bên cạnh giường ngủ vào ban đêm. Bệnh nhân cũng có thể nhạy cảm đặc biệt với thức ăn mặn hay cay. Ngoài ra, người bệnh có thể có cảm giác châm chích hay nóng bỏng niêm mạc miệng, đặc biệt ở lưỡi.
Các triệu chứng vùng miệng luôn kết hợp theo sau hiện tượng khô miệng mãn tính, kéo dài; các triệu chứng toàn thân thường có liên quan với khô miệng và là biểu hiện của nhiều biểu hiện rối loạn toàn thân.
Một số nguyên nhân gây khô miệng
Do tác dụng không mong muốn của thuốc
Có hơn 400 loại thuốc điều trị có thể gây khô miệng, thường là những thuốc bán không cần đơn để chữa dị ứng và cảm lạnh. Những thuốc bán theo đơn điều trị tăng huyết áp, bàng quang tăng hoạt, và thuốc tâm thần cũng có thể gây khô miệng. Xạ trị có thể gây tổn thương tuyến nước bọt, hóa trị có thể làm cho tuyến nước bọt phì đại và làm miệng bị khô.
Do chấn thương vùng đầu cổ
Tổn thương thần kinh do chấn thương vùng đầu cổ có thể dẫn tới khô miệng. Một số dây thần kinh dẫn truyền tín hiệu giữa não và tuyến nước bọt, nếu những dây thần kinh này bị tổn thương, tuyến nước bọt sẽ không nhận được tín hiệu sản xuất nước bọt nữa.
Hội chứng Sjogren
Đây bệnh lý tự miễn liên quan đến các tuyến ngoại tiết trong cơ thể là tuyến lệ, tuyến nước bọt. Khi mắc hội chứng này, biểu hiện đặc trưng là khô niêm mạc. Phổ biến nhất là khô mắt và khô miệng do sự thâm nhiễm tế bào lympho ở màng nhầy và các tuyến gây giảm tiết nước mắt và nước bọt. Người mắc hội chứng Sjogren giảm tiết nước bọt nên dễ bị hôi miệng, khó nói, khó nhai và nuốt, giảm hoặc mất vị giác. Tình trạng viêm nhiễm nướu hay sâu răng cũng dễ xảy ra hơn.
Hút thuốc lá
Có rất nhiều lí do để bỏ thuốc lá, trong đó có khô miệng. Bản thân hút thuốc lá không gây khô miệng, nhưng nó lại khiến cho tình trạng khô miệng vốn có tồi tệ hơn.
Viêm tuyến nước bọt
Các tuyến nước bọt chính là tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi. Viêm tuyến nước bọt mang tai là phổ biến nhất. Viêm tuyến nước bọt gây tắc nghẽn và giảm tiết nước bọt. Từ đó, bệnh nhân cũng dễ gặp phải các vấn đề răng miệng, tiêu hóa hơn khi tiết nước bọt giảm. Nước bọt giảm khiến hoạt động nhai nghiền thức ăn và tiêu hóa một phần thức ăn ở miệng giảm, vị giác và cảm giác ngon miệng của người bệnh cũng bị ảnh hưởng.
Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng
Khô miệng và thiểu giảm nước bọt gây ra sự gia tăng đáng kể đối với tỉ lệ sâu răng, trong nhiều trường hợp, nó trở nên trầm trọng và lan tràn. Việc thay đổi môi trường miệng thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển, sự giảm lưu lượng nước bọt và vệ sinh vùng miệng kém sẽ cấu tạo nước bọt. Bệnh viêm nha cũng khiến bệnh nhân khô miệng và thiểu năng nước bọt.
https://vtc.vn/bi-kho-mieng-keo-dai-gay-hai-the-nao-voi-suc-khoe-ar705448.html