- 11 loại thực phẩm nên ăn để ngăn ngừa sốc nhiệt mùa hè
- 5 thực phẩm "quét rác" mạch máu tốt nhất: Mạch thông tuổi thọ cao, ngừa đột quỵ
Theo các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng trên kênh Family Doctor, người thường xuyên bị chóng mặt, đau đầu, thiếu máu lên não nên bổ sung thêm những thực phẩm sau đây.
Sắt là một trong những nguyên tố thiết yếu đối với cơ thể con người, nếu cơ thể thiếu sắt sẽ gây ra tình trạng thiếu máu do thiếu sắt dẫn đến các triệu chứng như da dẻ xanh xao, chóng mặt, mệt mỏi, thể lực dần dần bị sa sút.
Nếu muốn cải thiện các triệu chứng của bệnh thiếu máu, bạn nên điều chỉnh sớm thông qua chế độ ăn uống hàng ngày, kiên trì ăn nhiều thực phẩm bổ sung sắt mỗi ngày sẽ có tác dụng cải thiện khí huyết, phục hồi cơ thể về trạng thái bình thường.
Những loại thực phẩm nào có thể cung cấp chất sắt cho cơ thể?
1. Gan heo (lợn)
Gan lợn rất giàu vitamin A, vitamin C, chất béo, chất đạm, phốt pho, canxi, sắt và các khoáng chất khác.
Gan lợn không chỉ có thể bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, mà còn có tác dụng bổ gan và cải thiện thị lực, bổ máu, bổ sung sắt, có tác dụng nhất định trong việc điều trị bệnh thiếu máu.
2. Lòng đỏ trứng gà
Giá trị dinh dưỡng của lòng đỏ trứng gà rất cao, là thực phẩm thông dụng có thể bổ sung chất sắt cho cơ thể. Mặc dù hàm lượng sắt trong lòng đỏ trứng cao nhưng tỷ lệ hấp thụ lại không tối ưu, do đó, đây cũng có thể coi là một món ăn giúp bạn có thêm sự đa dạng trong lựa chọn thực phẩm.
3, Nấm đen (mộc nhĩ)
Mộc nhĩ có chứa các chất dinh dưỡng như đạm, đường, phốt pho, sắt, canxi có tác dụng bổ sung sắt và máu rất tốt cho cơ thể. Bạn có thể thêm thực phẩm này vào thực đơn hàng tuần của mình để tăng cường bổ sung sắt và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác.
4. Huyết heo
Huyết heo chứa nhiều muối vô cơ cần thiết cho cơ thể con người, đồng thời nó cũng rất giàu chất sắt, tỉ lệ cao gần gấp đôi so với gan heo nên đây là món ăn rất thích hợp cho những người bị thiếu máu.
Phụ nữ sau sinh cũng có thể ăn huyết heo thường xuyên, việc này không những có tác dụng bổ khí, ích huyết mà còn bổ sung dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể.
5. Táo đỏ
Giá trị dinh dưỡng của quả táo đỏ vô cùng cao, tuy hàm lượng sắt không cao nhưng quả táo đỏ lại chứa rất nhiều vitamin C và vitamin A. Bệnh nhân thiếu máu thường kèm theo thiếu vitamin C, vì vậy bạn cũng có thể ăn nhiều táo đỏ để cải thiện tình trạng sức khỏe một cách hiệu quả.
6. Đậu nành
Ăn đậu nành thường xuyên có thể thúc đẩy cơ thể hấp thụ sắt, cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể, giảm các triệu chứng chóng mặt do thiếu máu.
Những sai lầm khi xử lý vấn đề bị thiếu máu
1. Chỉ dùng thực phẩm chức năng bổ máu để điều trị bệnh thiếu máu là không đạt hiệu quả
Muốn điều trị dứt điểm bệnh thiếu máu não không nên chỉ dựa vào việc uống thực phẩm chức năng bồi bổ sức khỏe mà nên ăn nhiều thực phẩm bổ máu. Bởi uống thực phẩm chức năng thường xuyên cũng sẽ gây ra gánh nặng cho cơ thể.
2. Ăn sống quả táo đỏ
Quả táo đỏ có tác dụng dưỡng huyết, nhưng nếu chỉ ăn quả táo đỏ sống để dưỡng huyết thì không mấy hiệu quả, có thể gây tức bụng, khó tiêu. Do đó, tốt nhất là bạn nên hãm trà, hầm cháo, nấu súp hoặc nấu canh cùng với các thực phẩm khác.
Để giảm các triệu chứng của bệnh thiếu máu, ngoài việc ăn nhiều thực phẩm bổ sung sắt kể trên, bạn cũng nên chú ý uống ít cà phê và trà.
Các chất có trong cà phê, trà sẽ tạo thành muối không hòa tan với sắt gây ức chế cơ thể hấp thu sắt, uống cà phê, trà thường xuyên cũng có thể dễ dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt.