6 điều cần biết về hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều sẽ là một sự kiện lịch sử nhưng con đường đưa tới thỏa thuận vẫn còn rất nhiều trở ngại.

6 dieu can biet ve hoi nghi thuong dinh my trieu

Hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ diễn ra vào ngày 12/6 tại Singapore. Ảnh: Korea Times.

Hội nghị thượng đỉnh giữa Trump và Kim Jong-un vào ngày mai tại Singapore là lần đầu tiên trong lịch sử một tổng thống Mỹ đương nhiệm gặp lãnh đạo Triều Tiên, theo Guardian. Đó sẽ là một bước tiến mới để giải quyết vấn đề vũ khí hạt nhân đã dai dẳng suốt 4 đời tổng thống Mỹ.

Con đường đưa tới hội nghị

Sau những công kích nảy lửa giữa Triều Tiên và Mỹ năm ngoái, Kim Jong-un tuyên bố trong bài phát biểu mừng năm mới rằng chương trình vũ khí hạt nhân của đất nước đã hoàn tất. Kim sau đó xúc tiến các hoạt động làm ấm quan hệ với Hàn Quốc, đưa phái đoàn cấp cao tới dự Olympic Mùa đông, gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.

Đỉnh điểm của những liên lạc này là một hội nghị thượng đỉnh giữa Moon và Kim ngày 27/4 ở Panmunjom và hai lãnh đạo ra tuyên bố chung cam kết "phi hạt nhân hóa hoàn toàn". Moon sau đó làm người trung gian cho các cuộc đàm phán trực tiếp giữa quan chức Mỹ và Triều Tiên. Không chờ sự góp ý từ các trợ lý, Trump đồng ý tổ chức một hội nghị thượng đỉnh với Kim sau khi được quan chức Hàn Quốc đề đạt trong chuyến thăm Washington.

Những người trong cuộc

Kim Jong-un, 34 tuổi, lãnh đạo Triều Tiên chắc chắn sẽ nhận được lợi ích từ cuộc gặp với Trump dù kết quả ra sao. Một hội nghị thượng đỉnh với tổng thống Mỹ sẽ mang đến cảm giác chính thống cho quốc gia vốn đang bị cô lập vì chương trình hạt nhân và những lệnh trừng phạt quốc tế.

Donald Trump, một tổng thống Mỹ đang tìm kiếm chiến thắng lớn sau khi chính quyền vướng phải nhiều bê bối và những nỗ lực lập pháp bị sa lầy.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in dù có tới Singapore hay không thì chính phủ của ông đã là người điều khiển chính cho những nỗ lực tái tiếp cận Triều Tiên.

Mike Pompeo, nhà ngoại giao hàng đầu Washington đi tiên phong trong những nỗ lực cứu vãn hội nghị và là quan chức Mỹ cấp cao nhất từng gặp Kim Jong-un cho tới thời điểm này.

Kim Yong-chol, nhà đàm phán hạt nhân hàng đầu và cựu trùm tình báo Triều Tiên đã tập trung vào chính sách của Mỹ trong nhiều thập kỷ và là cố vấn cho cả cha và ông nội Kim Jong-un.

Trọng tâm đàm phán là gì?

Hội nghị Trump - Kim tập trung chính vào việc thuyết phục Triều Tiên từ bỏ kho vũ khí hạt nhân. Trong bài phát biểu mừng năm mới, Kim tuyên bố sự phát triển vũ khí đã hoàn tất sau vụ nổ hạt nhân mạnh nhất vào tháng 9/2017 và các thử nghiệm tên lửa về mặt lý thuyết có thể đạt tới lục địa Mỹ. Hôm nay, truyền thông Triều Tiên cũng nói rằng hai bên sẽ thảo luận một "cơ chế hòa bình lâu dài và bền vững" trên bán đảo Triều Tiên, giải trừ hạt nhân trên bán đảo và các chủ đề liên quan khác.

Những vấn đề chính khác mà cộng đồng quốc tế muốn giải quyết như kho dự trữ vũ khí sinh hóa và vấn đề nhân quyền Triều Tiên nhiều khả năng sẽ không được Trump đưa lên bàn đàm phán.

Những \'mật ngọt\' tiềm năng

Cả hai bên đều có định nghĩa khác nhau về "phi hạt nhân hóa". Đối với Mỹ, điều đó có nghĩa là Bình Nhưỡng sẽ lập tức phá hủy chương trình hạt nhân, đưa đầu đạn hạt nhân ra nước ngoài và cho phép thanh sát viên quốc tế xác minh kết quả. Trong ngoại giao, điều này được gọi là phá hủy hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược, gọi tắt là CVID.

Triều Tiên có khả năng đề quá trình phá hủy từng bước, nơi mỗi nhượng bộ từ Bình Nhưỡng sẽ được Washington đáp ứng bằng điều gì đó. Giảm bớt trừng phạt, viện trợ kinh tế, một hiệp ước hòa bình chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 và quan hệ ngoại giao chính thức có thể là những mật ngọt tiềm năng cho bất cứ thỏa thuận nào.

Vì sao hội nghị diễn ra ở Singapore?

6 dieu can biet ve hoi nghi thuong dinh my trieu

Kim Jong-un lên máy bay rời Bình Nhưỡng tới Singapore hôm 10/6. Ảnh: Reuters.

Trong một thế giới của những giao thức ngoại giao nặng nề, mọi thứ đều thấm nhuần ý nghĩa. Từng có ý kiến cho rằng hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều nên diễn ra ở Panmunjom, thuộc khu vực biên giới Hàn Quốc và Triều Tiên, song quan chức Mỹ lo ngại điều này sẽ bị hiểu thành Washington quá dễ dãi với Kim.

Singapore có quan hệ ngoại giao với cả Mỹ - Triều và có thể được xem là một bên trung lập trên danh nghĩa, phù hợp làm nước chủ nhà tổ chức hội nghị lịch sử này.

Những kết quả có thể đạt được

Khi tuyên bố tiếp tục hội nghị thượng đỉnh với Kim Jong-un sau khi đột ngột hủy bỏ vì "sự thù địch rõ ràng" của Bình Nhưỡng, Trump nói "Chúng tôi sẽ không ký kết cái gì".

Ông cũng từ chối bình luận về việc tháo dỡ các biện pháp trừng phạt có thể với Triều Tiên, nhưng nói thêm rằng "Tôi mong đợi ngày có thể dỡ bỏ các lệnh trừng phạt với Triều Tiên". Tổng thống Mỹ cho biết các hạn chế kinh tế đã sẵn sàng được thực hiện nếu hội nghị không đưa tới thỏa thuận. Kim có thể đang tìm kiếm việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt khi nỗ lực cải thiện nền kinh tế Triều Tiên.

Có một số báo cáo cho rằng Kim và Trump có thể tuyên bố chính thức chấm dứt chiến tranh Triều Tiên vốn được kết thúc bằng một hiệp định đình chiến thay vì hiệp ước hòa bình. Tuy nhiên, điều này có thể phức tạp bởi thực tế Trung Quốc cũng cần phải ký vào bất cứ thỏa thuận nào bởi Bắc Kinh là một bên ký hiệp định đình chiến.

6 dieu can biet ve hoi nghi thuong dinh my trieu \'Thành bại của thượng đỉnh Trump - Kim không ảnh hưởng gì chúng tôi\'

Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều mang lại những niềm hy vọng lớn về hòa bình thế giới nhưng một số tổ chức hoạt ...

6 dieu can biet ve hoi nghi thuong dinh my trieu Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Khi 2 người đàn ông lần đầu bước xuống dòng sông

Kim và Trump đang ở Singapore và sẽ gặp nhau vào ngày 12/6 tới, trong một cuộc gặp chưa từng có tiền lệ với 2 ...

6 dieu can biet ve hoi nghi thuong dinh my trieu Triều Tiên đưa tin sớm về cuộc thượng đỉnh Mỹ - Triều

Hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên thông thường chỉ đưa tin sau khi sự kiện xảy ra, nhưng cuộc gặp gỡ Trump - Kim ...

Huyền Lê

/ https://vnexpress.net