Có thể, cái ý tưởng lập một viện gọi là Viện Đạo Đức học được nói ra với một hàm ý, hoặc mai mỉa, hoặc cay đắng trước thực tế “đạo đức rất thiếu đạo đức” của không ít cán bộ. Nhưng càng vì thế, càng cần có một hình thức giáo dục đạo đức cho những người mà mỗi biểu hiện đạo đức đang ảnh hưởng rất lớn tới số đông.
Vỡ đê sông Bùi ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội) là có thật. Ảnh: SGGP. |
Có thể, cái ý tưởng lập một viện gọi là Viện Đạo Đức học được nói ra với một hàm ý, hoặc mai mỉa, hoặc cay đắng trước thực tế “đạo đức rất thiếu đạo đức” của không ít cán bộ. Nhưng càng vì thế, càng cần có một hình thức giáo dục đạo đức cho những người mà mỗi biểu hiện đạo đức đang ảnh hưởng rất lớn tới số đông.
Hãy bắt đầu bằng câu chuyện thời sự là vỡ đê. Chúng ta có một tiến trình phát ngôn thế này: Cả chục mét đê không ngăn được nước, vỡ tới chân. Dân nhìn thấy đê vỡ. Cán bộ địa phương bảo vỡ đê. Lên cao hơn chút, người ta bảo không phải vỡ mà chỉ là tràn. Đến khi cái hố toang hoác chình ình trên truyền thông, người có trách nhiệm trực tiếp thanh minh: Vỡ đê, nhưng là vỡ theo kế hoạch. Thật may, cuối cùng thì một quan chức cấp sở đã “biên tập” lại để nó gần với sự thật nhất: Vỡ đê, và không có cái đê nào vỡ là theo kế hoạch cả.
Lời nói thật và sự trung thực là cách thức để thuyết phục người dân. Giá như ngay từ đầu, người ta nói thẳng ra hai chữ “vỡ đê” thì làm gì có những đàm tiếu rất tai hại sau đó.
Cho nên, nếu có một Viện Đạo đức học, thì bài học đầu tiên nên là bài học “đê vỡ”, một bài học thực tế thấm thía hơn nhiều những giáo điều suông rất chung chung về lòng trung thực.
Chúng ta có một thứ dịch gọi là “tiêu chảy cấp” để trốn nỗi ám ảnh dịch tả. Chúng ta có những “anh đánh máy”, những “lỗi đường công văn”, những “đường cong mềm mại”, những “cấu tạo hình như V” (chứ không phải cầu sụp), những “học sinh (miền núi) ăn mì tôm vì ngán thịt” như những ngụy biện trơ trẽn, như sự dối trá càng nói càng thấy sai, càng thanh minh càng mất niềm tin. Nhưng sự đánh tráo khái niệm, luồn lách ngôn ngữ như một thứ “thuật quan trường” ấy liệu có lừa được dân, liệu có lọt tai dân. Và liệu người ta có còn tin?
Chúng ta có những dinh thự từ lao động “thối móng tay”, những lâu đài từ tiền nuôi heo, chạy xe ôm và những biệt phủ từ đánh giày, buôn chổi đót... Những lời nói như thách thức, coi dân như đần độn.
Chúng ta có những mô típ hiệu quả khủng khiếp vẫn thản nhiên thông báo cho dân hàng ngày: Bộ ngành A không tự phát hiện trường hợp nào tham nhũng. Địa phương B không có trường hợp nhận quà sai quy định. Cả nước chỉ có 3 cán bộ kê khai tài sản không trung thực. Chúng ta cứ nói, trong khi so ngay với nhận định của các hội nghị TƯ đã thấy không đúng. Chúng ta cứ nói, trong khi ngay người phát ngôn cũng biết hoàn toàn sai thực tế.
Những căn bệnh ấy cần phải được nhìn thẳng, chỉ thẳng. Và nếu có một viện Đạo Đức học, y học hay viện gì đi chăng nữa có thể chữa trị được những chứng ấy thì không phải là tốt mà quá tốt chứ sao lại phản đối?!
Đề xuất lập Viện Đạo đức học để huấn luyện cán bộ
Nguyên Viện trưởng Lịch sử Đảng đề xuất lập Viện Đạo đức học sẽ dạy cán bộ đạo đức và những chuẩn mực trong Đảng. |
Vụ án Giám đốc viện Nhi bày mưu giết vợ từng chấn động Hà Nội: Khai quật tử thi thành công nhờ kế hoạch điệu hổ ly sơn (Kỳ 4)
Chỉ có duy nhất một biện pháp đó chính là khai thuật tử thi, xét nghiệm thì mới có thể có đáp án cho những ... |
http://laodong.vn/su-kien-binh-luan/vien-dao-duc-tai-sao-lai-khong-co-chu-570961.ldo