Venezuela: Lại một thất bại thê thảm của tình báo Mỹ?

Cộng đồng tình báo Hoa Kỳ lại một lần nữa thất bại trong việc đưa ra đánh giá chính xác về tình hình trong một quốc gia.

Venezuela có vận mệnh không rõ ràng ở lục địa Nam Mỹ, nơi Hoa Kỳ coi là sân sau, khu vực mà Washington có ảnh hưởng rất lớn trên nhiều khía cạnh cả về chính trị, kinh tế và quân sự.

Trên thực tế, bất cứ một chính phủ Mỹ Latinh theo đuổi chính sách mâu thuẫn với Washington, đều sẽ phải chịu các biện pháp từ trừng phạt kinh tế cho đến quân sự.

Trong quá khứ, Châu Mỹ Latinh đã từng là chiến trường của Chiến tranh Lạnh khi một số quốc gia tìm cách thoát khỏi cái bóng của Hoa Kỳ và liên minh với Liên Xô. Sự trả đũa của Hoa Kỳ rất khắc nghiệt.

Đó là sự hỗ trợ cho cuộc đảo chính quân sự tàn bạo ở Chile, huấn luyện các đội tử thần Hồi giáo ở Honduras và El Salvador, hỗ trợ cho cái gọi là “Đối lập” ở Nicaragua. Đó là chưa kể đến sự kiện Vịnh Con Lợn và Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba.

Tuy nhiên, khi Chiến tranh Lạnh kết thúc dường như trật tự như Mỹ mong muốn tại khu vực này đã được “lập lại”, chỉ Cuba là vẫn chống lại sức mạnh của Mỹ. Với các chính phủ Mác-xít ở Venezuela và Bolivia thì sự đối lập là chưa quá “ngưỡng chịu đựng” của Mỹ.

Nhưng sự leo thang hiện tại của chiến dịch chống lại Venezuela cho thấy sự “hồi sinh” các hoạt động của Hoa Kỳ trong khu vực.

Ưu thế năng lượng

Venezuela không chỉ là thành viên của OPEC, đây là một quốc gia có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới hơn cả Ả-Rập Xê-Út.

Không phải ngẫu nhiên mà các quốc gia có tên trong “danh sách” của Hoa Kỳ trong thập kỷ vừa qua đều là những nước xuất khẩu dầu lớn.

Nền kinh tế toàn cầu phụ thuộc hoàn toàn vào việc cung cấp dầu mỏ, kiểm soát các quốc gia này cũng có nghĩa là Mỹ cũng kiểm soát được những đối thủ kinh tế lớn, cụ thể là EU và Trung Quốc.

Ngoài ra, khi các công ty dầu khí Mỹ kiểm soát các mỏ dầu, ít nhất, quốc gia đó chịu sự kiểm soát gián tiếp của Washington và đồng thời cũng loại bỏ bớt được đối thủ với các nhà sản xuất trong nước vốn đang gặp khó khăn trong cạnh tranh.

Học thuyết Monroe trở lại

Thời điểm leo thang căng thẳng là khi 2 máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-160 tới Venezuela, theo một số kênh truyền thông là để thảo luận vấn đề xây dựng một căn cứ quân sự của Nga ở đây.

Mỹ cho rằng, Nga sẽ sử dụng chiến thuật tương tự ở Syria với Venezuela. Một khi quân đội Nga đóng quân tại đây, rất khó để buộc Mát-cơ-va rời đi, do đó Washington có thể đã quyết định tăng cường áp lực.

venezuela lai mot that bai the tham cua tinh bao my

Tổng thống tự phong Juan Guaido

Thái độ của Washington với Venezuela cũng đồng thời là tín hiệu đến Nicaragua, quốc gia đang đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ Mỹ nhằm chống lại dự án xây dựng kênh đào nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương với sự hỗ trợ của Trung Quốc.

Cho đến nay, có thể phần nào khẳng định rằng, Hoa Kỳ sẽ kết hợp trừng phạt kinh tế với tài trợ đảo chính bằng cách công nhận Tổng thống tự phong Juan Guaido.

Tuy nhiên, ngay cả tại Syria, nơi Mỹ đã trực tiếp tham gia lật đổ chính phủ hợp pháp, không có bất kỳ lãnh đạo phe đối lập nào công nhận ông Keith là đại diện chính thức của chính quốc gia Ả-Rập này.

Do đó, những cuộc tấn công quân sự mà Guaido “có thể đã hứa” với Washington là rất khó xảy ra, chẳng có cở sở nào để tin quân đội Venezuela sẽ ủng hộ các nhà tài trợ Mỹ của Guaido.

Dù bằng cách nào, cộng đồng tình báo Hoa Kỳ lại một lần nữa thất bại trong việc đưa ra đánh giá chính xác về tình hình trong một quốc gia, khi mới đây quân đội Venezuela chính thức tuyên bố ủng hộ Tổng thống Maduro.

Sự kiện Vịnh Lợn 2?

Ông Maduro tiếp tục làm tổng thống sẽ là thách thức cực lớn đối với sức mạnh của Mỹ, như Assad đã làm. Chắc chắn, Washington sẽ tăng cường nỗ lực để lật đổ chính phủ Venezuela, dù chưa biết Mỹ sẽ sẵn sàng đi bao xa.

Một cuộc xâm lược quân sự không thể xảy ra vào lúc này. Tương tự, không có bằng chứng cho thấy tình báo Mỹ sẽ tái hiện sự kiện Vịnh Con Lợn tại Venezuela.

Với việc đang tái trang bị quân đội cho các đối đầu quyền lực lớn, “quân đội ủy nhiệm” khả năng sẽ được Mỹ sử dụng. Lực lượng này sẽ được tài trợ và vũ trang bởi các cơ quan tình báo hoặc các quốc gia thân Mỹ, như cái cách Mỹ đang làm ở Yemen.

venezuela lai mot that bai the tham cua tinh bao my

Quân đội Venezuela tuyên bố ủng hộ Tổng thống Maduro

Mô hình Yemen sẽ được sử dụng, nhưng lần này sẽ là một liên minh do một quốc gia khác đứng đầu để làm “công việc” của Washington?

Con bài mặc cả?

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng theo các nhà quan sát đó là, khả năng Venezuela bị biến thành con bài mặc cả trong các cuộc đàm phán với Nga vàc Trung Quốc.

Nếu xảy ra, điều này sẽ đánh dấu sự trở lại thực tế rằng, để cán cân quyền lực giữa các cường quốc, họ có thể nhượng lại một bộ phận cho người khác để đổi lấy lợi ích ở nơi khác. Chẳng hạn, Washington có thể tiếp cận Mát-cơ-va và đưa Venezuela ra để đổi lấy Syria hoặc thậm chí là Ucraina.

Tuy nhiên, đây là một khả năng rất khó xảy ra.

Một là, do nhận thức về sức mạnh của Washington. Sự kỳ vọng vẫn là, sử dụng sức mạnh để trấn áp bất kỳ sự phản đối nào.

Thứ hai là, ngay cả khi lời đề nghị được đưa ra, nó chắc chắn sẽ không được Mát-cơ-va chấp thuận. Vì ngoài hình ảnh quốc tế đẹp đẽ của Nga, Mỹ tại thời điểm này có độ tin cậy rất thấp.

Như Ý

venezuela lai mot that bai the tham cua tinh bao my Đói - cuộc khủng hoảng cấp bách nhất với người dân Venezuela

Với người nghèo hay binh lính cấp thấp ở Venezuela, nạn đói là thứ đang tấn công họ mỗi ngày, không phải việc ai sẽ ...

venezuela lai mot that bai the tham cua tinh bao my "Tổng thống lâm thời" Venezuela kêu gọi Anh không giao 14 tấn vàng cho Maduro

Juan Guaido cho rằng chính phủ Maduro sẽ dùng số vàng gửi tại Ngân hàng Anh để gây hại cho người dân Venezuela.

venezuela lai mot that bai the tham cua tinh bao my Tổng thống tự xưng Venezuela mật đàm với quân đội

Tổng thống tự xưng Venezuela Juan Guaido cho biết phe đối lập đang mật đàm với các quan chức của chính phủ và quân đội ...

/ http://baodatviet.vn