Charles Sobhraj bị bắt không lâu sau khi các quốc gia đồng loạt phát lệnh truy nã. Tuy nhiên, dù đang thụ án chung thân nhưng Sobhraj vẫn gây bất ngờ với cuộc sống của mình trong tù.
Ngày 17/9/2003, Sobhraj đi nghênh ngang trên đường phố ở thủ đô Kathmandu như những du khách bình thường khác. Tên tội phạm cứ nghĩ rằng sẽ không ai có thể nhận ra mình. Thế nhưng, điều hắn không ngờ tới nhất đã xảy ra khi một nhà báo tình cờ nhìn thấy. Từng là người theo dõi vụ án này trong nhiều năm về trước, nhà báo lập tức nhận ra kẻ giết người hàng loạt năm xưa và đã bí mật báo cho cảnh sát.
Hai ngày sau, Sobhraj bị bắt lúc đang đánh bài trong casino của một khách sạn với cáo buộc dùng hộ chiếu giả khi vào Nepan năm 1975. Tuy nhiên, lý do cảnh sát bắt Sobhraj thực ra là để thẩm vấn về vụ giết hai khách du lịch là Connie Jo Brinzich, người Mỹ và bạn trai Laurent Ormond Carrierre, người Canada. Xác hai nạn nhân được phát hiện năm 1975 trên một cánh đồng trong tình trạng cháy đen.
Sobhraj bên người tình 23 tuổi của mình
Mùa hè năm 2004, Sobhraj bị xét xử và tuyên án phạm tội giết người với án tù chung thân và bị tịch thu toàn bộ tài sản cá nhân. Sobhraj bị sốc vì không tin những gì đang xảy ra với mình, sau những nỗ lực tưởng chừng đã thoát tội. Với lý do tòa kết án không có bằng chứng và nhân chứng, hắn lập tức kháng cáo.
Trong lúc làm thủ tục kháng cáo, Sobhraj lại tìm cách vượt ngục vào tháng 11/2004. Hắn dùng máy tính xách tay, điện thoại không dây và điện thoại di động để viết thư điện tử cho một người bạn nhờ mua hộ một hợp chất hóa học khiến con người mất ý thức. Hắn định dùng hợp chất này để hạ gục lính gác và trốn thoát. Tuy nhiên, âm mưu của hắn không thành công như những lần trước đó.
Cuối năm 2007, luật sư của Sobhraj gửi một bản thỉnh nguyện thư đến tổng thống Pháp là ông Nicolas Sarkozy, đề nghị Chính phủ Pháp can thiệp với Chính phủ Nepal, phóng thích Sobhraj vì lý do nhân đạo bởi lẽ anh ta đã ở tù Ấn Độ suốt 22 năm nhưng thỉnh nguyện thư bị từ chối. Ngày 30/7/2010, Tòa án tối cao Nepal bác đơn kháng cáo của Sobhraj đồng thời bổ sung hình phạt về hành vi sử dụng hộ chiếu giả.
Tên tù nổi tiếng
Bản án cuộc đời tạm khép lại, Sobhraj sẽ phải dành hết quãng thời gian còn lại của mình trong nhà tù. Tuy nhiên, không vì đó mà hắn ngừng nổi tiếng. Những câu chuyện của hắn thu hút nhiều nhà báo và ngay cả những nhà làm phim vào trại giam gặp anh ta với những cuộc phỏng vấn chỉ kéo dài 30 phút nhưng Sobhraj bỏ túi 2.000USD.
Giới truyền thông đặt biệt danh cho Sobhraj là "người rắn" vì dù bị giam ở nơi nào, kẻ giết người hàng loạt cũng luồn lách trốn thoát được. Hàng loạt các hãng làm phim, nhà xuất bản và các cơ quan báo chí tìm đến để xin viết về cuộc đời tội phạm có một không hai của hắn. Từ một tên tội phạm nguy hiểm, Sobhraj trở thành người nổi tiếng và sống cuộc sống sung túc, giàu có ngay trong nhà tù Nepal.
Năm 2008, Sobhraj một lần nữa gây sốc với giới truyền thông khi bất ngờ tuyên bố đính hôn với một phụ nữ người Nepal mới 23 tuổi tên là Nihita Biswas. Cô gái trẻ hoàn toàn biết về thân phận của kẻ thủ ác nhưng vẫn một lòng kết hôn với Sobhraj.
Tuy nhiên, cho tới tận bây giờ, Sobhraj vẫn hối hận với quyết định quay lại Nepal của mình để rồi bị bắt. Còn với những người thân của các nạn nhân, tuy họ chờ đợi một bản án nghiêm khắc hơn án chung thân nhưng dù sao, việc cách ly tên tội phạm với thế giới bên ngoài cũng là một niềm an ủi với những mất mát to lớn của họ.
(Hết)
Tội ác không tưởng của sát thủ có biệt danh người rắn: Đứa con bất trị |
Bí ẩn về bộ tộc người rắn ở Ấn Độ |