Sự thực Trung Quốc sắp loại bỏ tàu sân bay Liêu Ninh

Tàu sân bay Liêu Ninh (CV-16) đang được coi là chiến hạm mặt nước quan trọng nhất đối với Hải quân Trung Quốc, có vị trí không thể thay thế.

Tàu sân bay Liêu Ninh (số hiệu CV-16) chính là chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên có trong biên chế của Hải quân Trung Quốc, nó vốn là chiếc Varyag được mua lại từ Ukraine.

Vào đầu những năm 2000, Trung Quốc đã mua lại chiếc tàu sân bay Varyag đang đóng dở dưới thời Liên Xô với giá sắt vụn để mang về nhằm mục đích làm "công viên giải trí".

Nhưng thực chất con tàu đã được kéo về xưởng đóng tàu Đại Liên để tiến hành hoàn thiện nốt, các công việc liên quan đến đại tu, sửa chữa lớn được Trung Quốc hoàn thành vào năm 2011.

Không lâu sau đó, Hải quân Trung Quốc bắt đầu xây dựng các phi đội tiêm kích hạm J-15 đầu tiên bố trí trên chiếc Liêu Ninh, mặc dù chỉ tuyên bố đây là tàu sân bay huấn luyện nhưng CV-16 hoàn toàn có khả năng tác chiến.

su thuc trung quoc sap loai bo tau san bay lieu ninh

Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh huấn luyện tác chiến trên biển

Hiện tại mặc dù Hải quân Trung Quốc đã tiếp nhận tàu sân bay cải tiến Type 001A nhưng không vì vậy mà vị thế của chiếc Liêu Ninh bị suy giảm, nó vẫn được coi là một "báu vật" của nước này.

Do vậy khi tờ Nation.com của Pakistan hôm 10/2 đăng tải thông tin gây sốc khi cho rằng Trung Quốc có thể sẽ bán thanh lý chiếc CV-16 cho đồng minh thân thiết Pakistan đã thu hút rất nhiều sự quan tâm từ quốc tế.

Nation.com nêu rõ, theo kế hoạch, Trung Quốc sẽ sử dụng tàu sân bay Liêu Ninh trong khoảng 18 năm. Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau mà họ đã quyết định bán chiếc tàu sân bay này cho Pakistan vào trước năm 2020.

Động thái trên của Trung Quốc nếu xảy ra sẽ giúp Hải quân Pakistan có thêm khả năng cân bằng với người láng giềng hùng mạnh Ấn Độ, khi New Delhi chuẩn bị triển khai ít nhất 2 biên đội tác chiến tàu sân bay.

su thuc trung quoc sap loai bo tau san bay lieu ninh

Tiêm kích hạm J-15 hoạt động trên tàu sân bay Liêu Ninh

Nhưng ngay lập tức vào hôm 11/2, tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đã lên tiếng bác bỏ thông tin trên, cho rằng việc nước này bán tàu sân bay Liêu Ninh sang Pakistan là hoàn toàn phi lý.

Nhà phân tích quân sự của Trung Quốc, ông Tống Trung Bình hôm 10/2 cũng cho rằng thông tin về việc Trung Quốc bán tàu sân bay Liêu Ninh cho Pakistan là hoàn toàn bịa đặt.

Lý do đầu tiên chính là vai trò đặc biệt của tàu sân bay Liêu Ninh trong Hải quân Trung Quốc vẫn là chưa thể thay thế trong tương lai vài chục năm tới, kể cả đến khi chiếc siêu hàng không mẫu hạm Type 003 hoàn thành.

Ngoài ra Hải quân Pakistan là lực lượng thực hiện chiến lược phòng ngự biển gần, về cơ bản họ không cần tàu sân bay. Hơn nữa ngân sách quốc phòng không cho phép nước này duy trì sự hoạt động của phương tiện trên.

Hiện chưa rõ mục đích của tờ Nation.com khi đăng tải thông tin trên là gì, nhưng rất có thể đây chỉ là động thái phô trương thanh thế nhằm "lên gân" trước Ấn Độ mà thôi.

Trong tương lai trước mắt, Hải quân Pakistan vẫn tập trung vào xây dựng hạm đội tàu ngầm và tàu mặt nước cỡ trung bình chứ chưa cần chiến hạm siêu lớn như tàu sân bay.

Sau khi phía Trung Quốc lên tiếng bác bỏ khả năng bán tàu sân bay Liêu Ninh cho Pakistan thì có lẽ Hải quân Ấn Độ đã có thể tạm thời trút gánh nặng lo lắng suốt vài ngày qua.

Tùng Dương

su thuc trung quoc sap loai bo tau san bay lieu ninh Tổng giám đốc tập đoàn đóng tàu sân bay Trung Quốc có thể bị tử hình

Giới chức Trung Quốc nhiều khả năng sẽ xử mạnh tay đối với tổng giám đốc CSIC để răn đe các quan chức cấp cao ...

su thuc trung quoc sap loai bo tau san bay lieu ninh Hiện trường vụ nổ mỏ quặng sắt gây thương vong lớn ở Trung Quốc

Một vụ nổ tại dự án khai thác quặng sắt ở tỉnh Liêu Ninh, phía đông bắc Trung Quốc hôm 5.6 đã giết chết 11 ...

/ http://baodatviet.vn