Giới chuyên gia Nga cho rằng, NATO nhiều khi không đồng ý với quyết định của Mỹ nhưng không có cách nào chống lại, đành chấp nhận ủng hộ cho xong.
NATO cam chịu tất cả quyết định của Mỹ
Vào đầu tháng 2, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân tầm trung (INF). Còn Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói rằng liên minh sẽ đảm bảo phản ứng đáp trả, nếu trong sáu tháng Nga không thực hiện các yêu cầu của Hiệp ước INF.
Bình luận về vấn đề này, giới chuyên gia Nga cho rằng, các quốc gia thành viên NATO ủng hộ lập trường của Hoa Kỳ về Hiệp ước loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF) là sự miễn cưỡng, do thiếu công cụ ảnh hưởng đến Washington.
Ông Dmitry Danilov, Trưởng phòng An ninh châu Âu thuộc Viện châu Âu, Viện Hàn lâm Khoa học Nga bình luận rằng, hiểu theo nghĩa này thì lập trường của các quốc gia phương Tây và các quốc gia NATO thống nhất ở nhiều khía cạnh.
Các nước đồng minh NATO ủng hộ Hoa Kỳ; trước hết được thể hiện trong mô hình xung đột và đối đầu với Nga. Sự đoàn kết này liên quan tới việc cần thiết phải kiềm chế Nga, với quan điểm cho rằng, Moscow đặt ra thách thức chiến lược hoặc mối đe dọa.
Tuy nhiên, chuyên gia Danilov cũng chỉ ra một điều là các quốc gia châu Âu thành viên của NATO có lợi ích riêng của họ và họ không thể hoàn toàn đồng ý với Hoa Kỳ trong một số lĩnh vực. Ví dụ như sự khác biệt giữa Washington và Brussels trong vấn đề Thỏa thuận hạt nhân Iran.
Nhưng vị chuyên gia nhấn mạnh rằng các nước EU không có đủ công cụ để thực hiện các giải pháp ngược lại với các quyết định của Hoa Kỳ. Do đó, đã không chống được thì cũng đành chấp nhận và Brussels miễn cưỡng phải lên tiếng ủng hộ Washington.
Ông cho rằng, việc các nước đồng minh châu Âu của Mỹ trong khối NATO thiếu bộ công cụ cần thiết để triển khai các nền tảng chính trị riêng đối với người châu Âu là vấn đề quan trọng nhất.
NATO không hẳn đã nhất trí với mọi quyết định của Mỹ, nhưng bất lực không thể làm khác được
Hãy tưởng tượng nếu họ nói tại NATO: “Chúng tôi phản đối việc Mỹ rút khỏi INF”. Thế thì sao? Có đạt được kết quả gì không? NATO lấy nguyên tắc nào, hành động nào để gia tăng sức nặng cho tuyên bố đó? Rõ ràng là người châu Âu không có cơ hội nào để gây ảnh hưởng đến quyết định của Hoa Kỳ.
Những bất đồng như vậy có thể tạo ra một loạt những mâu thuẫn nghiêm trọng không cần thiết cho cả châu Âu lẫn Mỹ. Những mâu thuẫn này cứ âm ỉ nhưng nó không bộc phát được. Kết quả là NATO chỉ đồng thuận trong vấn đề liên quan đến các nước nhỏ, còn nếu phải đối đầu với những cường quốc lớn hay có quan hệ lợi ích lớn với họ thì sự mẫu thuẫn bắt đầu chia rẽ khối này.
Tên lửa tầm trung sẽ xuất hiện ở châu Âu sau 5-7 năm nữa
Liên Xô và Hoa Kỳ đã ký Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn vào năm 1987. Đến tháng 6 năm 1991, thỏa thuận đã được thực hiện: Liên Xô đã phá hủy 1846 hệ thống tên lửa, còn Hoa Kỳ đã tiêu hủy 846 hệ thống.
Sau khi Mỹ quyết định rút khỏi INF hôm 01/02/2019, đến ngày 04/3/2019, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã ký sắc lệnh về việc Nga đình chỉ thực thi Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF).
Theo sắc lệnh, Nga sẽ đình chỉ tái thi hành Hiệp ước INF khi Hoa Kỳ loại bỏ những vi phạm của nước này đối với các nghĩa vụ thỏa thuận hoặc hoàn toàn chấm dứt hiệu lực hiệp ước.
Bình luận về sự đáp trả “đáng kinh ngạc” của Nga, chuyên viên của Câu lạc bộ Valdai là ông Dmitry Suslov, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu toàn diện châu Âu và quốc tế [của Nga], cho biết rằng, các tên lửa tầm trung và tầm ngắn có thể xuất hiện ở châu Âu trong vòng 5 đến 7 năm tới.
Theo chuyên gia Dmitry Suslov, sau khi hai nước đình chỉ việc thực thi INF, cơ hội triển khai các tên lửa này, kể cả trên lãnh thổ châu Âu, sẽ tăng lên.
Chỉ huy NATO kêu gọi Mỹ đưa thêm tàu chiến đến châu Âu đối phó Nga
Tướng chỉ huy NATO phát ngôn cứng rắn trước Quốc hội Mỹ nhắm đến sự hiện diện “ngày càng hung hăng” của Nga ở Đông ... |
Binh lực NATO trong cuộc chiến với Nga (Kỳ 1): Một mất, một còn
Là một liên minh quân sự lớn nhất thế giới, đa quốc gia, đa ngôn ngữ và đa sắc tộc, do đó NATO luôn có ... |