Mỹ nổ súng trước vì giấc mơ bá chủ?

Tổng thống Mỹ tuyên bố không bao giờ chấp nhận vị trí số 2, trong khi giới chức quân sự Mỹ bày tỏ sẵn sàng nổ súng trước.

Đánh giá sai lầm của người Mỹ

Trang Investigaction mới đây có bài phân tích về trật tự thế giới, trong đó nhấn mạnh vào chiến lược của Mỹ nhằm duy trì vị thế cường quốc số một. Theo bài viết, Mỹ là nước giành thắng lợi lớn trong Thế chiến II và mơ về một trật tự thế giới mới trong đó chỉ mình họ điều khiển và quyết định.

Tuy nhiên, sự tái thiết nhanh chóng của Liên Xô và việc chấm dứt tình trạng độc quyền trong lĩnh vực hạt nhân đã cản trở những kế hoạch này của Mỹ.

Nửa thế kỷ sau, giấc mơ của Mỹ được đánh giá là “đã trở thành hiện thực” với sự sụp đổ của bức tường Berlin và sự tan rã của Liên Xô. Chính người Mỹ đã tự cho rằng kể từ đây không có trở ngại nào đối với uy quyền tuyệt đối của Mỹ nữa.

my no sung truoc vi giac mo ba chu

Mỹ đang gắng sức duy trì vị thế siêu cường số một

Năm 1992, Bộ Quốc phòng Mỹ từng nêu quan điểm: “Mục tiêu đầu tiên của chúng ta là ngăn chặn sự xuất hiện của một đối thủ mới trên trường quốc tế. Chúng ta phải răn đe những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng, dù họ chỉ muốn đóng vai trò quan trọng hơn trong khu vực hay thế giới”.

Người Mỹ dường như lại sai một lần nữa bởi sau Liên Xô, Nga và Trung Quốc đang khiến Washington mất ăn mất ngủ. Tạm gác Nga sang một bên, bài viết của Investigaction đặc biệt nhấn mạnh tới sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Theo bài viết, Mỹ đã đánh giá không đúng tiềm năng của Trung Quốc và không coi đây là mối đe dọa. Năm 1980, GDP của Mỹ chiếm 1/3 GDP thế giới, GDP của Trung Quốc chiếm 1/20. Về mặt quân sự, Trung Quốc bị đánh giá là “không đại diện cho bất cứ điều gì”.

Phương Tây đã ảo tưởng về một sự mở cửa đối với Trung Quốc sẽ đồng thời đạt được hai mục tiêu là khai thác sức lao động, tận dụng một thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới và “loại bỏ một kẻ thù ý thức hệ”. Đây được coi là lý do Trung Quốc có thể gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001.

Việc gia nhập WTO đã tạo nên một cú hích lớn cho nền kinh tế Trung Quốc. Năm 1995 nước này còn đứng ở vị trí thứ 12 trong danh sách những nước xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới, và 20 năm sau, họ đứng đầu danh sách này. Từ lúc gia nhập WTO, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng gấp 4 lần.

my no sung truoc vi giac mo ba chu

Trung Quốc có đang tự tin thái quá?

Tất nhiên Mỹ cũng đã hưởng lợi không ít nhờ “mở cửa” Trung Quốc khi các công ty đa quốc gia của Mỹ xâm nhập được vào nền kinh tế đầy tiềm năng này. Năm 2017, doanh số của các công ty Mỹ ở Trung Quốc lên tới gần 500 tỷ USD, nhiều hơn thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc khoảng 100 tỷ USD.

Việc nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng giá rẻ từ Trung Quốc làm tăng sức mua của người dân Mỹ. Ngoài ra, Mỹ còn có được những lợi ích tiền tệ quan trọng: Để duy trì sự ổn định của đồng nhân dân tệ so với đồng USD, Trung Quốc mua một lượng rất lớn USD, điều này mang lại cho Mỹ những khoản tín dụng giá rẻ để duy trì tỷ lệ lãi suất thấp.

Nổ súng trước?

Nhưng tất cả những dự tính “một đòn chết hai” của Mỹ không như dự tính. Theo Investigaction, Trung Quốc đã không bị khuất phục bởi ngoại thương. Thay vào đó, kinh tế nhà nước luôn kiểm soát sâu rộng ở những vị trí trọng yếu, vừa trực tiếp vừa gián tiếp, thông qua ảnh hưởng đối với các doanh nghiệp tư nhân.

Phó tổng thống Mỹ Mike Pence mới đây đã thừa nhận: “Sau khi Liên Xô sụp đổ chúng ta đã kết luận rằng một Trung Quốc tự do là không thể tránh khỏi. Nước Mỹ, vốn rất lạc quan hồi đầu thế kỷ 21, đã chấp nhận rằng Bắc Kinh được tự do tiếp cận nền kinh tế của chúng ta, và chúng ta đã đón tiếp Trung Quốc vào WTO. …Nhưng hy vọng này đã không thành hiện thực”.

...

/ http://baodatviet.vn