Giữa khu biệt thự quận 2 mọc lên nhà xưởng rộng hơn 700 m2 suốt hai năm, gây ô nhiễm, khiến người dân phải kêu cứu.
Trong đơn kiến nghị gửi UBND quận 2 và các cơ quan chức năng, hàng chục hộ dân ở khu đô thị An Phú An Khánh (phường An Phú) cho biết cuộc sống của họ đảo lộn vì bị ảnh hưởng từ nhà xưởng 720 m2 suốt hai năm nay.
Công trình nằm giữa khu biệt thự, do bà Vũ Thị The xây sai phép trên phần đất đã có quy hoạch 1/500, sau đó cho thuê làm gara.
"Từ ngày nhà xưởng dựng lên, tiếng ồn có khi suốt đêm, chúng tôi không thể ngủ. Nhất là lúc gara sơn xe, bay mùi đậm đặc ra xung quanh khiến nhiều người nhức đầu, choáng váng, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe. Tội nhất là mấy đứa trẻ con", đại diện các hộ dân cho biết.
Trước phản ứng mạnh của người dân về công trình xây dựng sai phép và gây ô nhiễm giữa khu dân cư, Thanh tra Sở Xây dựng TP HCM và UBND quận 2 đã ra nhiều quyết định xử phạt hành chính, yều cầu tháo dỡ công trình...
Do bà The chỉ nộp phạt 22,5 triệu đồng, không tự tháo dỡ, UBND quận 2 ra quyết định cưỡng chế ngày 16/5/2016, yêu cầu bà này phải thực hiện nghiêm chỉnh và chịu mọi chi phí tổ chức thực hiện biện pháp cưỡng chế. Quận cũng giao Chủ tịch UBND phường An Phú chủ trì, phối hợp các phòng ban thực hiện. Tuy nhiên công trình vẫn tồn tại cho đến nay.
Khu nhà xưởng sai phép không còn hoạt động sơn ôtô, cho đơn vị khác thuê làm kho hàng hóa. Ảnh: Tuyết Nguyễn.
Trao đổi với VnExpress, ông Phạm Thanh Phương – Chủ tịch UBND phường An Phú – cho biết, bà The thuê 2 nền đất xây dựng công trình tạm, tường gạch, mái tôn, cho doanh nghiệp thuê lại. "Việc xây dựng công trình có quy hoạch chi tiết 1/500 hoàn toàn thuộc trách nhiệm của Thanh tra Sở Xây dựng", ông Phương nêu quan điểm.
Về trách nhiệm của phường, ông Phương cho hay, nhiều năm qua địa phương không xử lý triệt để gara do không có quy định nào đình chỉ; chỉ phạt 16,5 triệu đồng về hành vi không có giấy phép hoạt động chi nhánh, gây ô nhiễm môi trường. Do đó, chính quyền phải chuyển sang xử lý hành vi xây dựng sai phép.
Phường An Phú đã lên kế hoạch, định ngày cưỡng chế là 22/9. Lúc này bà The tự nguyện cho gara ôtô ngưng hoạt động, tháo dỡ biển hiệu. Tiếp đó bà The chuyển công năng cho thuê làm kho chứa hàng hóa.
Sở dĩ công trình sai phép của bà The vẫn tồn tại, do bà này có đơn cứu xét gửi đến nhiều cấp, xin được tồn tại vì đã "lỡ đầu tư nhiều tỷ đồng". Khi được UBND phường mời gặp gỡ các hộ dân, bà The trình bày: "Có thể cơ sở của tôi làm xấu khu dân cư, nhưng tôi làm sạch đất trống, có bảo vệ giữ gìn an ninh khu vực. Tôi giải quyết công ăn việc làm cho gần 200 người, đóng thuế cho nhà nước đầy đủ, chỉ mong xử có tình có lý, cho hoạt động tiếp để thu hồi vốn".
"Lãnh đạo quận 2 đã chỉ đạo phải làm điểm, tổ chức cưỡng chế toàn bộ công trình này. Chúng tôi dự kiến ngày 16/1/2018 sẽ phá dỡ", Chủ tịch phường An Phú khẳng định.
Tuy nhiên, ông Phương cũng bày tỏ băn khoăn, đây là trường hợp đặc thù - thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thuộc Thanh tra Sở xây dựng, tiền xử phạt nộp vào kho bạc.
"Hiện, UBND phường đứng ra cưỡng chế phải chi khoảng 130 triệu đồng thuê nhân công, máy móc để tháo dỡ công trình. Phường không biết lấy tiền đâu ra, đang kiến nghị UBND quận 2 trích kinh phí từ nguồn xử lý vi phạm hành chính", ông Phương nói.
Phạt cho có, khó răn đe "Nghĩ đơn giản, làm sai phần nào thì dỡ bỏ phần đó chứ không thể nộp tiền rồi cho tồn tại được. Lẽ thường, phạt ... |
Vô tư sai phạm, cùng lắm nộp tiền... Phạt rồi cho tồn tại là chuyện chung nhức nhối của cả nước. Bởi mức “phạt rồi cho tồn tại” không bao nhiêu so với ... |