Biệt phủ 277 năm lương, cổ tích không phải của người nghèo

Với mức lương khoảng 30 triệu đồng/tháng, nhẩm tính cũng phải mất 277 năm mới có 100 tỉ.

277 năm

biet phu 277 nam luong co tich khong phai cua nguoi ngheo

Căn biệt thự được cho là của gia đình đại tá Lê Văn Tam - giám đốc Công an TP Đà Nẵng - Ảnh: PV Tuổi trẻ

Tuần qua sốt với chuyện biệt phủ trị giá hàng trăm tỷ đồng của một vị cán bộ được đồn đại trên mạng xã hội đến mức vị này phải lên báo đính chính về nguồn gốc. Nguồn gốc thì chủ nhân khẳng định không phải là được một kẻ mới bị bắt giữ “tài trợ”, nhưng giá trị của căn biệt thự nằm trên đất vàng thì đến giờ vẫn nằm trong vòng nghi vấn.

Dựa vào lời đồn về giá trị của căn biệt thự trị giá trăm tỷ, TS Nguyễn Hoàng Chương đã tính toán trên báo Tuổi trẻ: “Lẽ thường, làm công ăn lương nhà nước, dù giữ quyền cao chức trọng đi nữa thì cũng chỉ 20 đến 30 triệu đồng tiền lương một tháng. Giá trị biệt phủ hàng chục tỉ, hàng trăm tỉ đồng, để có được số tiền khủng ấy, làm sao?

Được thừa kế gia tài kếch sù, trúng số, có thể nhưng chắc chắn không nhiều. Nhẩm tính, lương 30 triệu đồng/tháng, phải mất 277 năm mới có 100 tỉ đồng. Trong khi đó, bình thường, tốt nghiệp đại học, đi làm viên chức, công chức cho đến khi nghỉ hưu theo chế độ là 38 năm. Ngần ấy, chỉ với lương thì không thể có 100 tỉ đồng mà xây biệt phủ”.

Quả thật với dân nghèo, chuyện sở hữu biệt phủ từ vài chục tỷ đến cả trăm tỷ đồng là một câu chuyện cổ tích mà có nằm mơ cũng không ai dám mơ đến. Một viên chức ra trường, đi làm sau 15 năm ì ạch mãi mà lương vẫn chưa lên được mức con số chục triệu đồng, làm sao dám mơ ở nhà vài tỷ đồng? Còn như trong phép tính giả định trên, nếu mức lương xông xênh là 30 triệu đồng/tháng, không phải chi tiêu mua sắm nuôi con cái, chủ căn biệt thự trăm tỷ cũng phải để dành đến 277 năm lương. Thật là một câu truyện cổ tích.

Truyện cổ tích thì bao giờ cũng đẹp, cũng lung linh với các phép màu, nhưng trong trường hợp này, có lẽ nó chỉ hợp với người giàu, còn dân nghèo, có mơ giữa ban ngày cũng không thể.

Ai dám mơ mình sẽ sống đến 277 năm để đi làm mà dành dụm được số tiền trăm tỷ đồng mà mua biệt thự?

Những câu truyện cổ tích dạng như “buôn chổi đót, chổi chít”, “chạy xe ôm”, “làm thối móng tay” để có những dinh cơ khổng lồ không bao giờ dành cho dân nghèo. Tôi là người chăm chỉ đọc báo, nhưng chưa từng thấy một tấm gương nào nghèo rớt mùng tơi, “không có số má” chỉ dựa vào những lý do trên để xây được biệt thự.

Cuộc đấu tranh chống lại tệ nạn tham nhũng làm nghèo đất nước, làm băng hoại đạo đức xã hội đôi khi làm bật ra những truyện cổ tích không ai tin được như vậy. Buôn chổi đót, chạy xe ôm, làm thối móng tay, dành 277 năm lương… để có được biệt thự. Và tới đây, chắc chắn còn nhiều lý do sáng tạo hơn nữa, bay bổng hơn nữa, không tin bà con cứ chờ mà xem.

Những truyện cổ tích chỉ dành cho người giàu, người có quyền lực, dù phi lý đến đâu nhưng nghe qua, người nghèo cũng gật đến mỏi cổ để bày tỏ lòng… kính phục và ngưỡng mộ.

  • Mi An

biet phu 277 nam luong co tich khong phai cua nguoi ngheo Nguyên Chủ tịch nói gì về số gỗ khủng làm biệt phủ?

Việc dùng gần 135,696 m3 quy tròn gỗ không có hồ sơ chứng minh hợp pháp để làm nhà nhưng ông Quang vẫn "hạ cánh ...

biet phu 277 nam luong co tich khong phai cua nguoi ngheo Nếu chỉ có lương thì đào đâu ra biệt phủ

Với mức lương của cán bộ, công chức hiện nay, kể cả lên đến chức bộ trưởng, lương 20-30 triệu thì cả đời cũng không ...

biet phu 277 nam luong co tich khong phai cua nguoi ngheo Phạt cho tồn tại: Cái lý chuồng heo, cái lẽ biệt phủ

Trên thế giới không đâu có thứ xử phạt rồi cho tồn tại. Sự oái oăm trong quy định của pháp luật đã nảy sinh ...