Bầu Đức, bầu Tú và văn hoá từ chức của bóng đá

Trong lịch sử bóng đá Việt Nam, đã có nhiều lãnh đạo xin từ chức vì những lý do khác nhau. Thế nhưng, điểm chung là chẳng ai sau đó được từ chức.

bau duc bau tu va van hoa tu chuc cua bong da

Chia sẻ

Các quan chức VFF luôn nhận được tín nhiệm khi tuyên bố từ chức. Ảnh: H.A

Và dường như câu chuyện từ chức chỉ là để lấy thêm sự tín nhiệm.

1. Năm 2011, sau thất bại của ĐT U.23 Việt Nam tại SEA Games 26, Tổng Thư ký VFF Trần Quốc Tuấn (bây giờ là Phó Chủ tịch phụ trách chuyên môn, đối ngoại) vì chịu quá nhiều áp lực đã xin từ chức. Thế nhưng, điều ngịch lý ở thời điểm đó là ông Tuấn làm trưởng đoàn U.23, còn người trực tiếp chịu trách nhiệm trong các vấn đề chuyên môn là HLV Falko Goetz.

Chính vì vậy, VFF đã bác bỏ đơn từ chức của ông Trần Quốc Tuấn. Tại Hội nghị Ban chấp hành VFF khoá 6 lần 7, 100% thành viên đã không đồng ý để ông Tuấn rút lui. Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ thời điểm đó đã nói rằng: “Không một quốc gia nào trên thế giới xử lý cách chức một Trưởng đoàn sau thất bại của một đội bóng.

Người trưởng đoàn chỉ chịu trách nhiệm về quản lý hành chính. Thất bại của U.23 Việt Nam thuộc về chuyên môn”. Tuy nhiên, sau đó vì tự trọng, ông Tuấn cũng đã trở lại đơn vị chủ quản của mình là Tổng cục TDTT. VFF sau đó đã tìm người chịu trách nhiệm là HLV Falko Goetz và sau đó đã ra quyết định sa thải ông thầy người Đức ngay trong dịp Giáng sinh.

2. Năm 2017, sau SEA Games 29, bầu Đức cũng xin từ chức Phó Chủ tịch VFF sau khi ĐT U.22 Việt Nam bị loại cay đắng từ vòng bảng. Bầu Đức đã giữ lời hứa, bởi trước đó ông đã tuyến bố rằng nếu U.22 Việt Nam không vô địch ông sẽ rút lui khỏi VFF. Tuy nhiên, ý định từ chức của bầu Đức đã không thành.

Tại Hội nghị Ban chấp hành VFF khoá 7 lần thứ 11, các thành viên đã biểu quyết không đồng ý để ông Đức rút lui. Theo nghị quyết chung thì bầu Đức chỉ được từ chức sau khi nhiệm kỳ 7 kết thúc. Và như vậy, ông bầu phố Núi phải chờ đến khi Đại hội VFF khoá VIII diễn ra mới được rút. Ở đây, ý định từ chức của bầu Đức là vì sự tự trọng. Và cũng theo quan điểm của ông thì khi không làm được việc nên nghỉ. Thời điểm đó, ông cũng kêu gọi những lãnh đạo VFF có tự trọng hãy từ chức.

Ngày 10.4 vừa qua, đến lượt bầu Tú xin rút khỏi chức danh Tổng Giám đốc VPF. Câu chuyện này xuất phát từ việc bầu Tú đã nhận được rất nhiều sự chỉ trích từ dư luận, đặc biệt là từ bầu Đức về việc nắm quá nhiều chức danh ở VPF.

Bầu Tú thậm chí còn tham gia tranh cử chức Phó Chủ tịch VFF nhiệm kỳ VIII, thế nên bầu Đức đã tuyên bố nếu bầu Tú trúng cử, ông sẽ bỏ bóng đá, rút HAGL khỏi V.League. Bầu Tú thậm chí còn được bầu Thắng khuyên nên chọn 1 trong 2 tổ chức là VPF hoặc VFF để làm việc. Tuy nhiên, theo quan điểm của ông Tú thì tổ chức vẫn tín nhiệm thì ông còn làm.

Thực tế chuyện ông Tú xin rút khỏi chức tổng giám đốc đã nằm trong lộ trình từ khi ông mới lên nắm quyền ở VPF. Thế nhưng, sau rất nhiều áp lực từ dư luận và bầu Đức ông Tú đã đánh tiếng với báo chí sẽ sớm rút, và đến cuộc họp HĐQT VPF hôm 10.4 thì ông đã chính thức xin rút.

Tuy nhiên thì các thành viên HĐQT đã không đồng ý. Ông Trần Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch HĐQT VPF lý giải: “Chúng tôi không thấy có lý do gì cho anh Tú rút cả. Anh Tú kiêm nhiệm Tổng giám đốc và Chủ tịch là đương nhiên. Luật cho phép. Anh đang làm tốt, tập thể đang làm tốt”.

3. Nhìn vào cách rút lui của bầu Đức rồi bầu Tú, kết quả nhận lại thì ai cũng đã biết trước. Một vấn đề được đặt ra, nếu các ông bầu này quyết tâm rời bỏ “ghế”, chắc chắn họ sẽ làm được. Thế nhưng, chính thứ cơ chế “nể nang” và dựa vào sự tín nhiệm của tập thể đã khiến cho các cuộc từ chức dường như chỉ diễn ra cho có.

Nhìn lại những cuộc từ chức của các ông bầu, một vấn đề được đặt ra, điều gì khiến những người đang tham gia vào bộ máy lãnh đạo bóng đá Việt Nam níu giữ những cá nhân không còn muốn cống hiến? Bầu Đức, bầu Tú đều là những doanh nhân thành đạt, họ có cống hiến, đóng góp cho bóng đá Việt Nam bằng những cách khác nhau.

Thế nhưng, hãy tỉnh táo để nhận ra vấn đề rằng văn hoá từ chức là để bóng đá tốt hơn, tuyệt nhiên không phải chỉ là chuyện hình thức để các ông bầu lấy thêm sự tín nhiệm. Và sẽ rất đáng buồn nếu “văn hoá từ chức” lại được sử dụng với những mục đích “đấu đá”, đấy sẽ là bi kịch của nền bóng đá.

bau duc bau tu va van hoa tu chuc cua bong da Ông Võ Quốc Thắng: "Xót xa cho bầu Đức, thất vọng với bầu Tú"

Việc tổ chức cuộc họp HĐQT Công ty VPF trước cuộc gặp gỡ với bầu Đức, bầu Thắng là một đòn hiểm của bầu Tú ...

bau duc bau tu va van hoa tu chuc cua bong da Bầu Tú tiếp tục giữ chức Tổng giám đốc VPF

Trao đổi với báo chí chiều nay (10/4), VPF xác nhận ông Trần Anh Tú sẽ tiếp tục kiêm nhiệm chức Tổng giám đốc và ...

bau duc bau tu va van hoa tu chuc cua bong da Bầu Đức phản ứng sốc, rút người nhà khỏi VFF

Bầu Đức tiếp tục có những động thái cứng rắn nhắm vào LĐBĐ Việt Nam (VFF). Cụ thể ông tuyến bố mình sẽ không tham ...

/ https://laodong.vn