15 trạm BOT sai vị trí không di dời: Ai thông cảm?

Việc không di dờ 15 trạm thu phí đặt sai vị trí là chưa nghĩ đến lợi ích của dân, chưa vì quyền lợi của dân.

Không vì lợi ích của dân

Mới đây, trong báo cáo của Bộ GTVT về tình hình xử lý bất cập tại các dự án BOT do Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể ký gửi Quốc hội, có nêu rõ có 17 trạm phát sinh những bất cập về vị trí đặt trạm cần xử lý.

Tuy nhiên, trong 17 trạm thu phí này, Bộ GTVT chỉ đề xuất xóa 1 trạm, gộp 1 trạm, 15 trạm giữ nguyên…

Trước thông tin trên, trao đổi với Đất Việt, ông Trần Quốc Toản - Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Hà Tĩnh cho biết: "Bây giờ, tất cả phương tiện giao thông của các doanh nghiệp, người dân đều đang phải trả phí để sử dụng dịch vụ.

Bộ GTVT thống kê 17 trạm sai vị trí, nhưng kể cả có đến 70 trạm, họ kiên quyết không di dời thì dân cũng phải chịu, vì không biết kêu ai".

Bên cạnh đó, theo ông Lập, đi khám phương tiện trước khi lưu thông cũng đóng phí, hàng năm đóng phí bảo trì đường bộ, rồi phí xây dựng đường, có những trạm thu sai trong Hà Tĩnh như trạm BOT Bến Thủy dân phản đối hơn 1 năm nay, cũng không làm được gì.

15 tram bot sai vi tri khong di doi ai thong cam
Vẫn giữ 16 trạm BOT đặt sai vị trí. Ảnh NLĐ

Cho đến những trạm người dân đi qua không sử dụng đường doanh nghiệp xây dựng vẫn phải đóng phí, phản đối xong cũng không làm được gì.

Để thấy, cho dù dân bức xúc, phản đối rồi cuối cùng mọi chi phí đều đổ lên dân".

Theo ông Toản, ở đây nhà nước cho chủ đầu tư xây, cho phép thu phí, giờ xin giữ nguyên vị trí trạm, như vậy, tất cả đều không liên quan gì đến lợi ích của dân.

Và bây giờ lỗi sai không sửa được không đổ lên dân cũng không thể đổ lên ai, dân vừa chấp nhận mất tiền đóng phí, vừa chấp nhận lỗi sai của các nhà lãnh đạo.

"Không thể chấp nhận được việc biết sai mà không sửa, bắt dân phải gồng gánh chấp nhận những lỗi sai của lãnh đạo.

Xã hội không thể trì trệ, cần những con người lành mạnh để phát triển, không có lợi ích nhóm, không có việc sai thì xã hội mới tốt lên được", ông Toản nhấn mạnh.

Bản thân ông Toản chỉ muốn đặt câu hỏi vì sao biết sai rồi mà lại muốn làm, làm sai có sửa mất tiền lấy từ ngân sách thì đó cũng là của dân đóng thuế.

Không thể bắt dân chịu thiệt

Cũng đưa ra quan điểm về vấn đề này, ông Phan Minh Giàu - Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô tỉnh Long An cho rằng, những lỗi sai gây thiệt hại cho xã hội cái gì lớn thì phải được sửa, phải thay đổi.

Việc này bên phía Bộ GTVT cần xem xét sai ở đâu, trách nhiệm thuộc về tổ chức, cá nhân nào, do chủ đầu tư làm sai, hay ngay từ ban đầu Bộ phê duyệt, chấp nhận sự làm sai đó, chắc chắn dân không sai, nên không thể bắt dân chịu thiệt.

Không thể bắt dân chạy theo những lợi ích của một nhóm người nào đó, mà không phải của chung xã hội, chắc chắn sẽ không bền vững", ông Giàu nhận định.

Đồng quan điểm, ông Đoàn Đức Lập - Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Gia Lai rất bức xúc, vì ông cho rằng, lợi lộc có được từ việc xây dựng trạm BOT của doanh nghiệp là cực kỳ lớn.

"Điều đáng nói, vốn doanh nghiệp bỏ ra là không có, họ tay không bắt giặc, đi vay Ngân hàng, sau đó nhanh chóng đưa vào thu phí để lấy tiền phí trả lãi, rồi hoàn vốn, đó là cách đầu tư không thể chấp nhận.

Điều đáng trách là khâu giám sát, kiểm tra quản lý với các dự án này hiện nay quá kém, dẫn tới các chủ đầu tư cứ tự do làm để đạt được lợi ích của mình.

Dân thì bức xúc cũng chỉ phản ứng một thời gian rồi lại thôi chứ không thay đổi được gì. Ngay như việc chỉ 54km đặt hai trạm thu phí, dân phản đối, nhưng chủ đầu tư vẫn làm được việc sai này.

Tức ở đây mọi việc đã sai ngay từ đầu, sửa sai thì khó, nên đành đề xuất giữ nguyên như vậy", ông Lập nhận định.

Cũng theo ông Lập, hiện tại ở Gia Lai, có một trạm BOT trên đường QL19 từ Pleiku xuống TP Quy Nhơn, từ đầu Pleiku làm được khoảng hơn 20km, còn Quy Nhơn thì làm được 24km, mà đặt tới 2 trạm thu phí.

"Tôi đã từng đặt câu hỏi tại sao quy định phải đủ 70km, mà chỉ vài chục km đã có 2 trạm thu phí. Nhưng ngay sau đó họ đưa ra các lý lẽ khen từ ngày có đoạn đường quốc lộ này tai nạn giảm đi.

Dân cũng bức xúc một thời gian, nhưng phản đối không nhận kết quả gì, nên chán buông bỏ, còn ở đây chỉ là cách hợp thức hóa cái sai của Bộ GTVT", ông Lập nói thêm.

15 tram bot sai vi tri khong di doi ai thong cam Bộ trưởng GTVT mong thông cảm!

Ngày 4.6, Quốc hội dành 2/3 thời gian chất vấn để các đại biểu cùng Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể “hỏi nhanh đáp ...

15 tram bot sai vi tri khong di doi ai thong cam "Hỏi nhanh đáp gọn" Bộ trưởng GTVT: Mong hết sức thông cảm

Sáng 4/6, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể lần đầu đăng đàn trả lời chất vấn Quốc hội, trong đó cách xử lý tồn tại ...

/ Đất Việt