Bộ trưởng GTVT mong thông cảm!

Ngày 4.6, Quốc hội dành 2/3 thời gian chất vấn để các đại biểu cùng Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể “hỏi nhanh đáp gọn” với 36 câu hỏi, 21 lượt tranh luận và 17 câu hỏi chờ chưa kịp giải đáp. Dù 4 tiếng chất vấn xoay quanh nhiều vấn đề nhưng nổi lên nhất là các câu hỏi xung quanh các dự án BOT, trong đó, một số đại biểu Quốc hội chất vấn về những trạm BOT nhầm chỗ cũng như vấn đề công bằng, minh bạch trong công tác thu phí BOT.

bo truong gtvt mong thong cam

Chia sẻ

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể trả lời chất vấn tại Quốc hội chiều 4.6.

Trạm BOT dày đặc, nhầm chỗ: Mong thông cảm và cố gắng giảm giá

Chất vấn về những bất cập của các dự án BOT giao thông, ĐBQH Hoàng Quang Hàm (đoàn Phú Thọ) cho rằng, bức xúc hiện nay nằm ở 17 dự án đặt sai vị trí trong đó 3 dự án dân không đi phải trả tiền, 6 dự án làm trên đường cao tốc và làm đường chính thì đặt ở đường chính và thu cả cao tốc, tức là không đi cao tốc cũng phải trả tiền, 6 dự án không đi đường tránh phải trả tiền.

ĐB này nhận định, báo cáo của Bộ GTVT “toát lên là dân chịu thì thu, dân không chịu thì dừng, giảm giá, sau đó thuyết phục xong lại dừng, dân không chịu lại dừng” và đặt câu hỏi: “Như thế đã vì lợi ích của dân chưa, tại sao dân không đi phải trả tiền?” và 17 dự án BOT này hầu hết là chỉ định thầu.

bo truong gtvt mong thong cam
ĐB Hoàng Quang Hàm: Nhiều dự án BOT đặt vị trí không hợp lý, người dân không đi cũng phải trả tiền. Ảnh: A.C

Cũng về vấn đề này, ĐBQH Lý Tiết Hạnh (đoàn Bình Định) đưa ra câu chuyện trên QL1A đoạn qua Bình Định theo hướng bắc-nam chiều dài 120km, QL19 theo chiều đông-tây khoảng 60km có 3 trạm thu phí và hỏi “như thế có nhiều quá không và việc quá nhiều trạm thu phí trên một đoạn đường như thế có làm tăng chi phí vận chuyển và giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế hay không”?

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, 3 dự án nằm ngoài phạm vi dự án, một số dự án lịch sử để lại như trạm Bắc Thăng Long ra Nội Bài và Chính phủ chỉ đạo tiếp tục thu phí. Liên quan tới thực trạng trạm BOT nhầm chỗ, ông Thể cho rằng, với những dự án trước đây, khi lập đưa vào dự án và dự án được duyệt đều có sự tham gia của chính quyền địa phương, của các bộ, ngành và thời điểm đó đã xem trạm thu chỗ đó là hợp lý và nằm trong dự án. Về giải pháp xử lý, ông Thể khẳng định nếu di dời, phải tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội và phải có một khoản kinh phí để thực hiện hợp đồng với nhà đầu tư BOT.

Ông Thể thừa nhận, một số khu vực hiện nay mật độ trạm BOT dày đặc, ảnh hưởng đến đời sống của người dân và chi phí.

bo truong gtvt mong thong cam
Vị trí đặt trạm thu phí BOT Cai Lậy (Tiền Giang) gây phản ứng trong suốt thời gian qua.
bo truong gtvt mong thong cam
Infographic các vị trí trạm BOT “đặt nhầm chỗ” trong cả nước. Ảnh: TRẦN LƯU - TTXVN, Infographic: VĂN THẮNG

Liên quan tới việc BOT các tuyến tránh, người đứng đầu ngành GTVT cho rằng, ngành đã thực hiện đúng theo trình tự, thủ tục và quy định của pháp luật, có sự cộng đồng trách nhiệm và để xử lý những dự án này, bộ đã báo cáo với đại biểu Quốc hội, khi Quốc hội biểu quyết nếu có khả năng cân đối các nguồn vốn thì sẵn sàng mua lại toàn bộ các dự án này vì dù sao đi nữa chúng ta đã ký hợp đồng với nhà đầu tư, cũng đã vận hành công trình phục vụ địa phương với nhiều cơ quan, đơn vị thống nhất với nhau. Ông Thể “mong đại biểu Quốc hội và người dân hết sức thông cảm”, còn về phần mình Bộ GTVT cố gắng giảm các chi phí của người dân đi qua các trạm này một cách tốt nhất, giảm toàn bộ các xe và giảm bà con sống trong khu vực của các trạm thu BOT. Cụ thể là có những dự án khả thi bộ mở rộng trong vòng 10km từ trạm ra chúng ta đều miễn giảm theo các chính sách.

Ông Thể cũng thành thật xin nhận trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, nhân dân về những yếu kém của ngành giao thông vận tải khi hệ thống hạ tầng, TTATGT, TNGT... diễn biến phức tạp, còn ở mức rất cao...

Băn khoăn khi đường lạc hậu, tai nạn nhiều

Bên cạnh BOT, đường sắt cũng là chủ đề nóng khi có tới gần 10 ý kiến chất vấn tranh luận với Bộ trưởng Bộ GTVT. ĐBQH Tô Thị Bích Châu (đoàn TPHCM) băn khoăn về chất lượng đường sắt, đặt câu hỏi rồi tranh luận với Bộ trưởng về giải pháp nâng cao chất lượng hạ tầng phục vụ đường sắt và giảm tối đa TNGT đường sắt. ĐBQH Trương Minh Hoàng (đoàn Cà Mau) trăn trở về tình trạng tai nạn đường sắt liên tục xảy ra trong khi việc đầu tư cho đường sắt rất ít...

Trả lời chất vấn, ông Thể xin nhận trách nhiệm khi ngành giao thông vận tải tham mưu kém và chưa có những giải pháp để chúng ta hình thành tuyến đường sắt Bắc - Nam đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. Đường sắt Bắc - Nam hiện nay rất lạc hậu mà chưa có giải pháp để nâng cấp.

Liên quan tới thực trạng tai nạn đường sắt, ông Thể cho biết, đường sắt Bắc - Nam còn 5.719 đường giao cắt, trong đó, chỉ có 1.519 đường giao cắt lớn có gác chắn, còn lại 4.200 đường giao cắt dân sinh tiềm ẩn nguy cơ TNGT và việc chấp hành tham gia giao thông của một bộ phận không nghiêm, nên tuy có hiệu lệnh, biển báo nhưng không quan sát và thường dẫn đến tai nạn đường bộ với đường sắt. Ông Thể cũng xin lỗi các đại biểu Quốc hội khi không dành nhiều đoạn để nói về đường sắt nhưng khẳng định đã xác định trách nhiệm rất cao của mình và sự yếu kém của hệ thống đường sắt và đang triển khai những giải pháp cấp bách để chấn chỉnh lại...

Liên quan tới câu chuyện gây tranh cãi là thu giá hay thu phí, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, việc đổi tên trạm thu giá thành trạm thu phí không cần phải nghiên cứu và trình. “Tôi thấy cứ trở về tên cũ là được. Bây giờ đợi trình Chính phủ rất lâu. Tên đúng như tên cũ thì cứ lấy lại thôi” - bà Ngân nhận định. K.H

bo truong gtvt mong thong cam Nhiều ĐBQH chưa hài lòng, tranh luận gay gắt với Bộ trưởng Giao thông Vận tải

Nhiều Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) chưa hài lòng với phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng bộ Giao thông Vận tải (GTVT) hôm ...

bo truong gtvt mong thong cam "Hỏi nhanh đáp gọn" Bộ trưởng GTVT: Mong hết sức thông cảm

Sáng 4/6, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể lần đầu đăng đàn trả lời chất vấn Quốc hội, trong đó cách xử lý tồn tại ...

/ https://laodong.vn