Thời gian gần đây, hình thức chạy xe ôm công nghệ thu hút rất nhiều lao động trẻ tham gia. Trong số họ, rất nhiều người hoặc chưa kiếm được việc làm, hoặc vẫn đang là sinh viên. Có ý kiến “than thở” rằng những lao động trẻ này “không biết nghĩ lớn”, “không có tinh thần khởi nghiệp”, chỉ chăm chăm đi kiếm tiền trước mắt; công việc này không mang lại kỹ năng, lợi ích về lâu dài. Nhưng liệu có phải vậy?
Nhiều lao động trẻ coi chạy Grab là một công việc tạm thời để họ tiếp tục “nuôi” những ước mơ của mình. Ảnh: LƯU THỊ THÙY LINH |
Thời gian gần đây, hình thức chạy xe ôm công nghệ thu hút rất nhiều lao động trẻ tham gia. Trong số họ, rất nhiều người hoặc chưa kiếm được việc làm, hoặc vẫn đang là sinh viên. Có ý kiến “than thở” rằng những lao động trẻ này “không biết nghĩ lớn”, “không có tinh thần khởi nghiệp”, chỉ chăm chăm đi kiếm tiền trước mắt; công việc này không mang lại kỹ năng, lợi ích về lâu dài. Nhưng liệu có phải vậy?
Để tự lo cho cuộc sống
Trước khi xe ôm công nghệ xuất hiện, những công việc mà sinh viên hay đi làm thêm để kiếm tiền là làm nhân viên quán ăn, nhân viên tư vấn, bán hàng, phát tờ rơi, xe ôm truyền thống... với mức thu nhập khoảng 1,2-1,5 triệu đồng/tháng. Hình thức xe ôm công nghệ xuất hiện đã thu hút được rất nhiều sinh viên tham gia.
Hiện nay, sinh viên chạy xe ôm công nghệ rất phổ biến. Trên các mặt phố, vỉa hè, các cổng trường học, xe ôm công nghệ giăng như mạng nhện. Một lao động chạy Grab cho biết, một ngày trung bình đi làm kiếm được 300.000 - 400.000 đồng, cao hơn việc phát tờ rơi gấp 2 lần, phụ bàn 3 lần. Mức thu nhập đó đủ để hấp dẫn các bạn trẻ chọn lái xe máy Grab, Uber là bước đầu khởi nghiệp, là cơ sở để sinh viên kiếm thêm sinh hoạt phí, phụ cho bản thân trong khoảng thời gian rảnh rỗi.
Làm công việc này, nhiều lao động trẻ phải chấp nhận những cực khổ nghề mà nó mang lại. Đó là thời tiết mưa nắng thất thường, chạy xe vất vả vô cùng, trời mưa ra ngoài ướt hết quần áo, có khi về cảm lạnh lại tốn tiền mua thuốc, công chạy một ngày mua mấy vỉ thuốc là hết. Khi trời nắng, nhiệt độ cao, chảy nhiều mồ hôi, ánh sáng chói lọi chiếu vào mắt, bụi mù đường, nhiều khi đi nhầm đường vừa bị khách mắng, vừa tốn nhiên liệu lại mất sức.
“Công việc nào cũng có khó khăn riêng của nó, đã là lao động kể cả trí óc hay chân tay, phải làm mới có thu nhập, nhưng chỉ khác là sự lựa chọn của bản thân và cần biết cố gắng để hoàn thành công việc” - Ngô Anh Quang, một người chạy Grab chia sẻ.
Tuy nhiên theo Nguyễn Tự Sơn - sinh viên năm 4 Đại học Điện lực: “Công việc này tôi không đi thường xuyên, nó chỉ như công việc làm thêm, cũng ba cọc ba đồng, tính trừ xăng xe, chi phí đi lại, hằng ngày còn 50.000 - 100.000 đồng. Khi nào rảnh thì đi kiếm thêm chút tiền ăn, chứ chạy như này không đủ sống, khá khẩm gì đâu, xế thì đông mà khách thì vẫn vậy, chiết khấu lại cao (tỉ lệ 8:2)”. Khó khăn là thế nhiều khi lái xe bị phạt giao thông, khóa tài khoản, gặp khách khó tính, bùng lịch,…
Lấy ngắn nuôi dài
Nhiều người cho rằng, chạy xe ôm công nghệ thì có khác gì công việc giản đơn, không cần kỹ năng. Có tiếp xúc với những lao động trẻ tham gia lĩnh vực này mới thấy, điều đó không hẳn là đúng. Họ không chỉ cần những điều kiện cơ bản như bằng lái xe, giấy tờ tùy thân, hiểu biết về phần mềm và hơn tất cả, là học cách ứng xử với khách hàng.
Hà Hồng Sơn hiện là sinh viên năm cuối của Trường Đại học Lao động và Xã hội, chạy xe được 5 tháng nay. Sơn chia sẻ: “Chúng tôi có cơ hội va chạm với thực tế nhiều hơn. Chạy xe nhiều nên cũng học được một số kỹ năng giao tiếp, tính cách có bạo dạn hơn. Tôi không còn khép mình như trước đây nữa”.
Hơn nữa, chạy xe công nghệ cũng chỉ là “giải pháp tạm thời”, là “khoảng đệm” của những lao động trẻ để duy trì cuộc sống trước khi nghĩ đến những gì cao xa hơn, trước khi hiện thực hóa được những kế hoạch của cuộc đời mình.
Thời đại kinh tế số, người lao động tìm việc làm vô cùng khó khăn, nền giáo dục Việt Nam lại đang rơi vào tình trạng chỉ thiên về lý thuyết, thừa thầy thiếu thợ. Các công ty, cơ quan nhà nước tuyển nhân viên, lao động luôn yêu cầu kỹ năng và kinh nghiệm mà nhiều sinh viên chưa thể đáp ứng yêu cầu đó.
Bùi Thanh Tùng - chạy xe tại bến xe Mỹ Đình (Hà Nội) - chia sẻ: “Tôi mới ra trường được mấy tháng, chưa xin được việc, lại không muốn về quê, nên làm nhân viên bán hàng, thời gian rảnh thì chạy xe ôm công nghệ kiếm thêm ít tiền chi tiêu. Đối với tôi, đây chỉ là công việc tạm thời. Dự định về công việc tương lai của tôi vẫn là một kỹ sư xây dựng, được tham gia thiết kế cho các công trình, hiện thực thiết kế trên bản vẽ thành những ngôi nhà thực tế”.
Xét cho cùng, chạy xe ôm công nghệ là một công việc lương thiện, đáp ứng dịch vụ đi lại của người dân với giá hợp lý và chất lượng tốt hơn, thuận tiện hơn. Những lao động trẻ trong đó có sinh viên, không đáng bị chỉ trích khi tham gia dịch vụ này. Tuy nhiên, có lẽ, trong số họ, nếu ai coi đây là công việc lâu dài thì đó là một câu hỏi lớn đối với khát vọng của họ - những người trẻ.
Ngành giáo dục nên cảm ơn Uber, Grab
Các bạn cử nhân, thạc sĩ có thể đốt cháy giai đoạn đau đáu chờ việc sau khi cầm bằng tốt nghiệp bằng cách trở ... |
Ăn cơm 2.000 đồng, chạy Grab bị lên án: Sinh viên thời nay quá khổ?
Từ chuyện ăn uống, học tập cho đến đi làm thêm, sinh viên thời nay thường xuyên là đối tượng bị chỉ trích trên mạng ... |
Vì sao chúng tôi chọn Grab và Uber, ông Chủ tịch Transerco biết không?
Góp ý dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi) vào ngày 27-10, tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội, ông Nguyễn Phi Thường (Đoàn ... |
https://laodong.vn/xa-hoi/xe-om-cong-nghe-va-cuoc-chien-lay-ngan-nuoi-dai-574020.ldo