Vụ bệnh nhân có 2 kết quả chẩn đoán: Tuỳ người bệnh để chẩn đoán (2)

Bác sĩ bệnh viện tỉnh Vĩnh Phúc tùy vào mỗi bệnh nhân để đưa ra kết luận chẩn đoán cho bệnh nhân.

Trong bài viết Bi hài khám như nhau nhưng 2 bệnh viện chẩn đoán khác nhau (1), báo Người Đưa Tin đã phản ánh về việc bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc (BVĐK VP) có kết luận chẩn đoán khác hoàn toàn so với bệnh viện Lão khoa Trung ương về tình trạng bệnh của bà Vương Thị Th. (SN 1952, địa chỉ ở phường Ngô Quyền, TP.Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc), mặc dù bệnh nhân đều làm các thủ tục xét nghiệm, chụp chiếu như nhau ở 2 viện.

vu benh nhan co 2 ket qua chan doan tuy nguoi benh de chan doan 2

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc.

Điều đáng nói, trong quá trình khám chữa bệnh của bà Th. ở khoa Nội thần kinh, BVĐK VP, các bác sĩ ở đây lại không cho bệnh nhân và người nhà tiếp xúc với các kết quả xét nghiệm, phim chụp, bệnh án. Đến lúc ra viện, người nhà và bệnh nhân cũng không hề biết bệnh án và các phim chụp, kết quả xét nghiệm của bà Th. như thế nào.

Bức xúc vì thái độ khám chữa bệnh thiếu trách nhiệm của các bác sĩ khoa Nội thần kinh – BVĐK VP và có kết quả khác hoàn toàn với bệnh viện Lão khoa Trung ương, anh S. (con trai bà Th.) quay lại khoa Nội thần kinh để hỏi rõ nguyên nhân vì sao kết quả ở BVĐK VP lại khác khi cả 2 bệnh viện cùng làm các xét nghiệm như nhau.

Theo đó, bác sĩ khoa Nội thần kinh, Nguyễn Thị Vân Anh giải thích với anh S.: “Khi bệnh nhân Th. vào đây thì có biểu hiện run tay, có cho bà đi làm chụp cộng hưởng từ thì kết quả cũng giống như làm ở bệnh viện Lão khoa Trung ương, thoái hóa mất myeline hai bên, chị nghĩ đến một tổn thương não nhiều vị trí thì chị nghĩ đến Parkinson.

Cái siêu âm tuyến giáp nhà em lại làm dưới bệnh viện Thu Cúc rồi nên ở đây chị không làm lại. Do đó chị nghĩ đến bệnh lý Parkinson ở giai đoạn đầu tiên chứ không phải run tay đơn thuần vì bà Th. đã run tay, run miệng rồi, nếu mà không dùng thuốc có thể sau này nó cũng bị tổn thương bởi vì não của mẹ em như này đã bị thoái hóa rất nhiều vị trí rồi. Nếu các bác sĩ dưới bệnh viện Lão khoa vẫn chưa nghĩ đến thì chị vẫn nghĩ đến.

Nếu bây giờ chưa phải thì gia đình cứ theo bệnh viện Lão khoa thôi, còn bọn chị thì vẫn chẩn đoán như thế và thời gian sẽ là câu trả lời cho gia đình. Nếu bệnh nhân không điều trị thì 5 đến 7 năm nữa sẽ xuất hiện run tay nhiều hơn, đến khi đó điều trị sẽ không có kết quả nữa. Nếu bây giờ em không tin tưởng bệnh lý, không tin tưởng các bác sĩ của khoa thần kinh hoặc các bác sĩ của bệnh viện Đa khoa tỉnh thì nhà em có quyền đi bệnh viện Lão khoa. Còn các bác sĩ bệnh viện Lão khoa chẩn đoán như nào thì là việc của bác sĩ ở đấy, còn ở đây bọn chị đã làm đầy đủ…”.

vu benh nhan co 2 ket qua chan doan tuy nguoi benh de chan doan 2

Đơn thuốc mà bà Th. được bác sĩ BVĐK VP kê đơn.

Anh S. có thắc mắc vì sao chụp cộng hưởng từ, chụp Xquang, làm các xét nghiệm cho bà Th. lại không cho người nhà và bệnh nhân được xem kết quả, kết luận chẩn đoán thì được bác sĩ Vân anh trả lời: “Bao giờ ra viện bọn chị cũng cho bệnh nhân mang kết quả phim chụp cộng hưởng từ mang về, còn vì lý do vì sao mà hôm đấy không lấy thì để chị xem lại cho”.

Tuy nhiên, trao đổi với PV, anh S. cho hay: “Trong quá trình mẹ mình nằm viện cho đến khi làm thủ tục ra viện, BVĐK VP đã không trả bất cứ phim chụp gì cho bà Th. để làm thủ tục ra viện cho bà cả”.

Còn vì sao có sự kết luận, chẩn đoán khác nhau trên cùng một người bệnh giữa BV Lão khoa Trung ương và BVĐK VP thì bác sĩ Vân Anh nói: “Tùy mỗi một bệnh nhân bọn chị chẩn đoán như thế…”.

Về việc vì sao lại hết thuốc điều trị Parkinson thì vị bác sĩ này cho biết thêm: “Thật ra bây giờ bệnh nhân Parkinson thì thuốc đến tháng 11 tháng 12 thì hết đơn. Đến năm sau, tầm 10/1/2018 thì bệnh nhân bắt đầu có thuốc để dùng. Nó hết thầu, hết thuốc trong bệnh viện thì bây giờ bọn mình cũng trả lời là không có thuốc, có thuốc nhưng nó không đầy đủ…”.

Báo Người Đưa Tin sẽ tiếp tục cập nhật thông tin vụ việc đến bạn đọc.

vu benh nhan co 2 ket qua chan doan tuy nguoi benh de chan doan 2 Bệnh nhân đứt tay chỉ định khâu âm đạo: Lỗi tại... anh đánh máy?

"Đứt tay chỉ định khâu âm đạo"- người bệnh chỉ biết tin vào giấy trắng mực đen, xin đừng bắt họ phải mua thuốc trợ ...

/ nguoiduatin.vn