Vaccine Covid-19 có cần tiêm hàng năm?

Theo các chuyên gia, người dân có thể tiêm vaccine Covid-19 nhắc lại hàng năm, tùy theo tình hình dịch tại địa phương.

Giữa năm 2021, nhiều quốc gia bắt đầu tiêm liều vaccine Covid-19 tăng cường (booster) cho người dân. Mỹ phê duyệt sử dụng liều thứ ba vaccine Pfizer và Moderna cho người từ 65 tuổi trở lên, người có nguy cơ nhiễm và chuyển nặng. Pfizer thậm chí đề nghị nước này mở rộng tiêm chủng liều tăng cường cho toàn bộ dân số.

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, với các loại vaccine mRNA như Moderna và Pfizer, nhóm đủ điều kiện tiêm liều tăng cường là người từ 65 tuổi trở lên, từ 50-64 tuổi mắc bệnh nền, người từ 18 tuổi trở lên có bệnh nền, đang sống tập trung tại các cơ sở chăm sóc dài hạn hoặc làm việc ở môi trường có nguy cơ lây nhiễm cao. Liều tăng cường tiêm sau liều hai ít nhất 6 tháng.

Đối với vaccine Johnson & Johnson (liệu trình một liều), tất cả người từ 18 trở lên đều đủ điều kiện tiêm liều tăng cường thứ hai ít nhất hai tháng sau liều đầu tiên.

Nghiên cứu vào tháng 9 của CDC cho thấy tác dụng chống lây nhiễm nCoV của vaccine giảm từ 92% xuống còn 75% trong khoảng từ 5 đến 7 tháng sau tiêm. Nghiên cứu tháng 11, công bố trên tạp chí Science chỉ ra rằng hiệu quả chống nhiễm virus ở các cựu binh quân đội giảm từ 88% xuống 48% kể từ tháng 2 đến tháng 10 năm nay.

Vaccine vẫn là biện pháp hữu ích bảo vệ cộng đồng khỏi Covid-19. Dù không làm giảm nguy cơ lây truyền virus xuống mức 0, tác dụng ngăn ngừa nhiễm bệnh của vaccine vẫn có ý nghĩa thống kê. Vaccine duy trì hiệu quả chống chuyển nặng và tử vong sau nhiễm nCoV, ngăn ngừa 93% nguy cơ nhập viện, theo nghiên cứu của CDC.

Các chuyên gia cho biết miễn dịch từ vaccine chắc chắn sẽ giảm theo thời gian, đây là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu đã được tiêm chủng dù chỉ hai liều vaccine, người dùng phần lớn tránh được nguy cơ tử vong.

Một số chuyên gia đề xuất mô hình tiêm vaccine Covid-19 hàng năm như tiêm phòng cúm, khi mầm bệnh trở thành đặc hữu. Người dân có thể chủng ngừa tại trạm y tế, hiệu thuốc, điều này khả thi về mặt hậu cần. Đây là một cách để giữ tỷ lệ lây nhiễm ở mức thấp, đảm bảo virus không tái bùng phát.

Về vấn đề này, giám đốc điều hành BioNTech, nhà đồng phát triển vaccine với Pfizer, cho biết cần tiêm vaccine COVID-19 hàng năm.

Ông hy vọng khả năng bảo vệ của mũi tiêm nhắc lại sẽ “tồn tại lâu hơn” so với khả năng miễn dịch ban đầu mà một người có được sau khi tiêm hai liều vaccine.

“Các cuộc tiêm chủng… tiếp theo có thể cần tiến hành hàng năm - giống như với bệnh cúm” - ông Sahin nói. Hiện tại, Trung tâm Giáo dục Sức khỏe Liên bang Đức - cơ quan trực thuộc Bộ Y tế - khuyến cáo nên tiêm nhắc lại 6 tháng sau khi tiêm liều vaccine thứ hai. Trung tâm này cũng nói rằng "tiêm chủng tăng cường có ý nghĩa sau một khoảng thời gian tối thiểu khoảng 4 tháng".

PV (th)

Putin sẵn sàng thử nghiệm vaccine Covid-19 mới Putin sẵn sàng thử nghiệm vaccine Covid-19 mới
Bạc Liêu: Người chưa tiêm vaccine COVID-19 không được đi chợ Bạc Liêu: Người chưa tiêm vaccine COVID-19 không được đi chợ
Bộ Y tế xử lý nghiêm địa phương tiêm chậm, kêu thiếu vaccine COVID-19 Bộ Y tế xử lý nghiêm địa phương tiêm chậm, kêu thiếu vaccine COVID-19
/ Nghề nghiệp và cuộc sống