- Ngoại trưởng Lavrov: Nga sẵn sàng nối lại đàm phán với Ukraine
- Cuộc chiến kiểm soát vùng trời Ukraine: Canh bạc nhiều rủi ro của Nga
- Thổ Nhĩ Kỳ công bố kế hoạch xuất khẩu ngũ cốc Ukraine
- Nga bắn phá tàu chiến, hủy kho tên lửa Hapoon của Ukraine ở Odessa
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Alexei Reznikov cho biết nước này đã tiếp nhận hệ thống phòng không tự hành Gepard và đạn dược từ Đức.
Tuyên bố này được Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Alexei Reznikov đưa ra hôm 25/7. Ông cho biết, Kiev đã nhận được lô hàng đầu tiên của hệ thống phòng không Gepard của Đức, cũng như hàng nghìn viên đạn.
“Chúng tôi đang chờ tiếp nhận 15 hệ thống phòng không tự hành Gepard đầu tiên. Ba trong số đó đến Ukraine hôm nay. Những hệ thống phòng không này, cùng với hàng chục nghìn viên đạn được Đức chuyển cho chúng tôi", ông Alexei Reznikov nói.
Xe tăng có trang bị pháo phòng không Gepard. (Ảnh: Getty)
Trước đó, Đức cam kết chuyển giao ít nhất 30 xe tăng có trang bị pháo phòng không Gepard cho Ukraine. Lô hàng 15 hệ thống phòng không tự hành Gepard được Đức giao cho Ukraine vào cuối tháng 7 và đợt giao hàng tiếp theo với 15 hệ thống Gepard sẽ được thực hiện vào tháng 8.
Việc giao hàng hôm 25/7 đánh dấu lần thứ hai Đức chuyển giao vũ khí hạng nặng cho Ukraine. Tháng trước, Đức cũng chuyển giao 7 xe pháo bọc thép tự hành Panzerhaubitze 2000 cùng với các khí tài quân sự khác cho Kiev.
Berlin đã cung cấp vũ khí cho Kiev kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự vào cuối tháng 2. Tuy nhiên, tất cả các chuyến giao hàng đến nay chỉ liên quan đến vũ khí nhỏ, tên lửa chống tăng và phòng không di động, cũng như đạn dược và nhiên liệu.
Chính sách của Chính phủ Đức về viện trợ cho Ukraine bị Kiev, một số quốc gia EU chỉ trích nặng nề. Giới chức Ukraine cho rằng, Chính phủ Đức đi sau Mỹ và Anh trong việc giao vũ khí cho Kiev.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht khẳng định Berlin không thể “cho đi nhiều hơn nữa” và sẽ chỉ gửi cho Kiev những vũ khí đáp ứng nhu cầu phòng thủ.
Ban đầu, Berlin từ chối các lời kêu gọi cung cấp vũ khí cho Kiev và chỉ nhất trí trợ giúp nhân đạo cũng như thiết bị y tế. Cách tiếp cận đó phù hợp với chính sách kéo dài hàng thập kỷ qua của Đức là không cung cấp vũ khí sát thương cho các khu vực đang có chiến sự.
Nga nhiều lần cảnh báo phương Tây không nên gửi vũ khí tới Kiev, cho rằng điều này chỉ khiến xung đột kéo dài, làm gia tăng thương vong và gây hậu quả lâu dài đối với Ukraine.
https://vtc.vn/ukraine-nhan-vu-khi-hang-nang-tu-duc-ar690195.html