Nếu như Liên bang Nga không phải là Liên Xô thì Donald Trump không phải là Ronald Reagan…
Xung đột toàn cầu hay chiến tranh thế giới sẽ không nổ ra tại đâu đó trên bản đồ thế giới tại các điểm nóng, căng thẳng như ở Biển Đông, Đài Loan, Hàn Quốc, Afghanistan, Syria, Iran, Israel, Kashmir, Pakistan, Ukraina hoặc cuộc nội chiến sắp tới của Tây Ban Nha…
Hãy nhìn lên bầu trời đêm, đến quỹ đạo Trái Đất, trên khoảng không vũ trụ. Chính đó là nơi không còn hồ nghi gì nữa, nơi có nguy cơ sẽ nổ ra.... xung đột toàn cầu của thế kỷ.
Tiếng còi báo động của nước Mỹ?
Ngày 31/8, tất cả các phương tiện truyền thông trên thế giới đang nhân rộng bài phát biểu của người đứng đầu Bộ Tư Lệnh Không Quân và Không Gian Bắc Mỹ, Tướng Terrence O\'Shaughnessy.
Phát biểu tại hội nghị lần thứ 140 của Hiệp hội bảo vệ quốc gia Hoa Kỳ, ông nói: "Trước những thành tựu quân sự mới nhất của Nga và Trung Quốc, Hoa Kỳ không còn có thể cảm thấy hoàn toàn an toàn".
“Trước đây, chúng tôi nghĩ rằng các đại dương và các quốc gia thân thiện ở phía Bắc và phía Nam xung quanh chúng ta làm cho vũ khí đối thủ không thể vươn tới được, nhưng bây giờ mọi thứ đã thay đổi, bởi vì có những đối thủ thực sự có khả năng tiếp cận lãnh thổ của chúng ta”.
Rõ ràng, tuyên bố của Tướng Terrence O\'Shaughnessy là đúng nhưng không chính xác, bởi thực tế là nước Mỹ luôn luôn bị mất an toàn khi tung đòn tấn công hạt nhân vào Nga và Trung Quốc, nghĩa là, Mỹ luôn bị đáp trả tương xứng, thậm chí Mỹ sẽ bị hủy diệt bởi “ngón tay chết”…
Rõ ràng, biển cả, đại dương từ trước đến nay không phải là yếu tố đảm bảo cho nước Mỹ an toàn, ngủ ngon khi Mỹ giáng đòn hạt nhân vào đối thủ.
Vậy thì vấn đề ở đây, trong tuyên bố của tướng Terrence O\'Shaughnessy, là gì?
Đó là, nếu như trước đây Mỹ che giấu khả năng trả đũa của Nga vào lãnh thổ nước Mỹ để tự vỗ ngực rằng, nước Mỹ “bất khả xâm phạm”, rằng hệ thống là chắn tên lửa (tiêu tốn hàng ngàn tỷ USD) là vô địch…thì bây giờ, sau thông điệp Liên bang Nga ngày 1/3, tất cả những thứ đó là vô nghĩa, vô dụng.
Đó là sự giảm sút sức mạnh quân sự của Mỹ trên thế giới, sức mạnh quân sự độc quyền tạo nên chính sách đối ngoại của một cường quốc bá chủ thế giới đã bị mất trước sự trỗi đậy của đối thủ. Và, nếu nhìn vào cục diện địa chính trị hiện nay thì đó không phải là sự đe dọa mà đã thành thảm họa với nước Mỹ.
Tướng Terrence O\'Shaughnessy kêu gọi một sự thay đổi hoàn toàn trong chiến lược phòng thủ của đất nước, và nói rằng Lầu Năm góc đang tìm kiếm cách để ngăn chặn việc chống lại vũ khí mới nhất của Nga là tăng ngân sách quốc phòng.
Mỹ thách thức Nga chạy đua vũ trang bằng cách nào?
Thực tế không thể phủ nhận là với việc phát triển vũ khí mới, người Nga đã thay đổi “tư duy chiến tranh” hiện có ngày nay. Tức là một tư duy chiến tranh mới dựa trên nền tảng vũ khí mới ra đời từ tác chiến trên không, trên biển.
Không ai có thể nghĩ rằng tên lửa hành trình được gắn trên những con tàu nhỏ, không ai nghĩ rằng chỉ cần một quả tên lửa trên một chiếc máy bay từ khoảng cách hơn 2000km có thể đánh chìm một hàng không mẫu hạm…Và, như thế, ưu thế trên biển trước đây của Mỹ đã biến mất.
Tiền bạc không là vấn đề với người Mỹ, nhưng nỗ lực để “bắt kịp và vượt qua” trên tất cả các lính vực mà quân đội Nga đã ở phía trước sẽ không phải là một ý tưởng tốt…bởi vì cách tiếp cận như vậy không thể cung cấp ưu thế nhanh chóng và ngoài ra đó chỉ là cách bưng bịt bị động.
Chẳng hạn, Mỹ có thể nâng cấp hệ thống phòng không để đánh chặn tên lửa siêu thanh nhưng trong bao lâu trong khi chỉ một thay đổi nhỏ của tên lửa là cả một hệ thống đánh chặn đồ sộ, cồng kềnh...sẽ thành đống sắt vụn nếu như không theo kịp…
Vậy thì tại sao Mỹ phải chạy theo Nga, tại sao Nga chạy đua vũ trang với Mỹ theo cách “bất đối xứng” thì Mỹ lại không…?
May thay, nước Mỹ đã xuất hiện Tổng thống thứ 45 Donald Trump.
Donald Trump thách thức Nga trên khoảng không vũ trụ!
Vệ tinh sát thủ
Bất luận một cuộc chiến tranh hiện đại hay trong tương lai bên nào chiếm lĩnh, thống trị độ cao bên đó thắng.
Tư duy của chiến tranh vũ khí công nghệ cao trong thế XXI thống lĩnh vùng trời là nhân tố quyết định cuộc chiến không phải là mới mà các cường quốc đã đang thực hiện, nhưng ở độ cao cao hơn là chiến lĩnh khoảng không vũ trụ thì chưa hoặc chỉ mới manh nha trong các hình thức tác chiến EW.
Có thể nói, hoạt động của con người hiện đại đều phụ thuộc vào những thứ mà con người đã đưa vào khoảng không vũ trụ hầu như trên mọi lĩnh vực từ kinh tế, quân sự, văn hóa chính trị… mà nếu một ngày nào đó tất cả mọi thứ trên đó bị mất đi thì con người trở về thời kỳ đồ đá.
Năm 1983, nước Mỹ thời Ronald Reagan đã có cuộc chạy đua “Chiến tranh giữa các vì sao” (SDI) để kéo Liên Xô sụp đổ, nhưng ngày nay, Nga không phải là Liên Xô và tất nhiên, Donald Trump cũng không phải là Ronald Reagan.
Tổng thống thứ 45 nước Mỹ, Donald Trump đã chọn mục tiêu “khoảng không vũ trụ” để thách thức quân sự với Nga là một cách tiếp cận vấn đề cực kỳ thông minh và chính xác.
Làm chủ và thống trị khoảng không vũ trụ như Tổng thống Mỹ Trump khởi xướng, chắc chắn không giống như Ronald Reagan, nhưng chắc chắn sẽ kéo Nga, dù muốn hay không vào cuộc đua nguy hiểm và tốn kém. Bởi đã đến lúc khẳng định: Ai làm chủ khoảng không vũ trụ, kẻ đó làm chủ và thống trị hoàn cầu.
"Tôi là một phần của phe chống đối trong chính quyền Trump"
New York Times bất ngờ đăng tải bài viết của quan chức cấp cao giấu tên trong chính quyền lo ngại về hành vi và ... |
Tiếp tục đăng tweet gây hấn, ông Trump có thể bị chặn Twitter
Mới đây, Twitter cho hay sẽ chặn bất kỳ tài khoản nào có nội dung quá nhạy cảm, kể cả khi đó là nguyên thủ ... |