Cục Hàng không VN vừa có quyết định cấm bay 12 tháng đối với ông Phạm Huy Cường, 32 tuổi, là nam hành khách ném điện thoại vào mặt nhân viên hàng không tại sân bay Đà Nẵng ngày 3.6.
Cục Hàng không VN vừa có quyết định cấm bay 12 tháng đối với ông Phạm Huy Cường, 32 tuổi, là nam hành khách ném điện thoại vào mặt nhân viên hàng không tại sân bay Đà Nẵng ngày 3.6.
Liên tục xảy ra những vụ hành khách phản ứng tiêu cực ở sân bay và trên máy bay. Cảng vụ hàng không miền Bắc ngày 3.1.2018 đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với nam hành khách đánh tiếp viên hàng không. Vị khách này ngồi không đúng số ghế ghi trên vé, bị tiếp viên nhắc nhở nên thẳng tay đấm tiếp viên.
Hôm 6.1.2018, một chuyến bay từ TPHCM đi Phú Quốc, hành khách tên C đến làm thủ tục trễ. Đã đi trễ, ông C lại còn bất hợp tác, nói những lời xúc phạm, thậm chí còn có biểu hiện muốn tấn công nhân viên hàng không. Các vụ mạt sát, hăm dọa nhân viên hàng không xảy ra thường xuyên.
Nhân viên hàng không làm việc tại sân bay hay tiếp viên là người lao động, họ có phẩm giá và danh dự, không phải ai muốn mắng chửi hay đánh đập cũng được.
Nhân viên làm việc tại sân bay hay tiếp viên có trách nhiệm phục vụ hành khách thật tốt, nhưng họ cũng phải chấp hành đúng các quy định trong hoạt động của ngành hàng không. Ví dụ, tiếp viên nhắc nhở hành khách ngồi đúng số ghế, thắt dây an toàn, tắt điện thoại. Ở mặt đất, hành khách phải làm thủ tục trước giờ đóng quầy, cân hành lý đúng theo quy định. Là nhân viên, họ bắt buộc phải làm tốt các công việc đó.
Đã có nhiều hội thảo về văn minh hàng không, nhưng chưa đặt vấn đề để xây dựng văn minh hàng không phải có sự hợp tác từ hai phía, trong đó yếu tố quan trọng là hành khách phải có trách nhiệm chấp hành các quy định của ngành hàng không.
Không phải khi nào hành khách cũng đúng và các hãng hàng không là sai. Nhân viên hàng không phải luôn tươi cười với hành khách và sẵn sàng xin lỗi là thái độ tích cực mà họ được huấn luyện, cho dù họ không sai. Vậy thì hành khách cần phải có thái độ hợp tác, ít nhất là lời nói và hành vi lịch sự, tôn trọng mọi người.
Những phản ứng tiêu cực của hành khách còn dẫn đến ảnh hưởng khác, đó là uy tín của hãng hàng không. Khi họ nổi giận, phản ứng không đúng, lại quay clip tung lên mạng xã hội, nhiều người chưa nắm thông tin, chưa hiểu rõ bản chất sự việc, đã chia sẻ và lên án các hãng máy bay. Thiệt hại này rất lớn, nhưng người gây ra thiệt hại không hề chịu trách nhiệm.
Nếu như còn nhiều người hả hê khi một doanh nghiệp bị lên án, bị mắng chửi, hoặc có sai sót, mà không có sự chia sẻ, thông cảm, thì sẽ thật khó để ngành hàng không Việt phát triển, sánh ngang hàng với thiên hạ.
Hành khách bị cấm bay vì ném điện thoại vào mặt nhân viên hàng không
Anh Phạm Huy Cường bị cấm bay 12 tháng và phạt 7,5 triệu đồng do ném điện thoại vào mặt nhân viên hàng không ở ... |
Khách ném điện thoại rách mặt nhân viên hãng bay bị phạt 7,5 triệu đồng
Bên cạnh phạt tiền, cơ quan chức năng đang xem xét cấm bay với khách gây thương tích cho nữ nhân viên hãng Vietjet. |
Nữ nhân viên hàng không bị nam hành khách ném điện thoại vào mặt
Trong lúc nói chuyện tại quầy làm thủ tục lên máy bay, nam hành khách ném điện thoại vào mặt nữ nhân viên của hãng ... |