Bình yên trên bán đảo Triều Tiên có thể sẽ chỉ tạm lắng cho đến lúc Thế vận hội đi qua và cuộc tập trận Mỹ-Hàn tái khởi động.
Đàm phán 9/1 đã tạo bước đà tốt trong quan hệ Hàn-Triều tương lai.
Nếu không có gì thay đổi vào phút chót, Thế vận hội mùa Đông sắp tới tại Hàn Quốc sẽ có quốc gia khách mời đặc biệt. Họ là phái đoàn quan chức, vận động viên, nhà báo đến từ Triều Tiên.
Trong một động thái xích lại gần nhau gây bất ngờ, các quan chức từ Triều Tiên-Hàn Quốc đã tổ chức cuộc đối thoại hôm 9/1 với thỏa thuận cho các vận động viên Triều Tiên tham dự sự kiện thể thao trọng đại vào tháng tới tại Pyeongchang.
Thỏa thuận này cùng với quyết định nối lại đường dây quân sự hai nước được đưa ra sau nhiều tháng căng thẳng xoay quanh một loạt các vụ thử nghiệm tên lửa, hạt nhân mà Bình Nhưỡng tuyên bố đủ đưa toàn bộ nước Mỹ vào tầm ngắm.
Ngay cả những tuần gần đây nhất, Triều Tiên vẫn xuất hiện với lập trường cứng rắn, thông qua bài phát biểu mừng năm mới của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Ông Kim đề cập đến nút hạt nhân luôn trên bàn làm việc – ám chỉ khả năng răn đe tức thời nhắm vào kẻ thù. Trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nói trên Twitter rằng, ông còn có nút hạt nhân to hơn và uy lực hơn.
Tuy nhiên, trong bài phát biểu trên, nhà lãnh đạo Triều Tiên cũng gieo mầm cho cuộc đối thoại lần đầu tiên sau quãng thời gian căng thẳng giữa hai quốc gia.
Chính phủ Tổng thống Moon Jae-in nhanh chóng chớp lấy cơ hội để cải thiện mối quan hệ đóng băng lâu dài giữa hai bên và đề nghị cuộc gặp ở Bàn Môn Điếm.
Kết quả đạt được sau ngày 9/1 là khá thuận lợi. Hai bên ngồi vào bàn đàm phán với nụ cười trên môi và trao nhau những lời tốt đẹp. Thậm chí người đứng đầu phái đoàn Triều Tiên nói rằng ông đã lên kế hoạch để mang đến “món quà” cho Hàn Quốc.
Hai nước đã không có bất kỳ cuộc họp chính thức nào trong hơn hai năm qua và Triều Tiên đã tẩy chay các kỳ Thế vận hội được tổ chức tại Hàn Quốc kể từ năm 1988.
Triều Tiên có sớm tức giận trở lại?
Triều Tiên có thể tức giận khi cuộc tập trận Mỹ-Hàn được nối lại.
Theo Al Jazeera, chương trình vũ khí của Triều Tiên có chi phí rất lớn và nước này có thể đã xác định rằng mối quan hệ tốt hơn với Hàn Quốc có thể cung cấp một sự thúc đẩy cần thiết cho nền kinh tế.
Bài phát biểu ngày đầu năm mới của ông Kim Jong-un đã cho thấy, Triều Tiên bắt đầu tập trung chuyển hướng vào kinh tế nhiều hơn sau khi chương trình vũ khí chiến lược đã có thành công nhất định.
Mặt khác, các biện pháp trừng phạt đã gây ra những trở ngại trong việc mở rộng và phát triển kinh tế của quốc gia này.
“Đàm phán với Hàn Quốc và tham gia vào Thế vận hội có thể cung cấp một cơ hội tiềm năng để mang lại một số gói viện trợ cho Triều Tiên", học giả Andrew Yeo từ đại học Công giáo Mỹ nói.
Cũng trong hôm 9/1, hai bên nhất trí tổ chức cuộc đàm phán để làm dịu những căng thẳng quân sự, tạo đà khởi động cho giai đoạn tham vấn, đối thoại nhiều hơn trong tương lai.
"Cuộc nói chuyện cho phép họ thúc đẩy nhượng bộ, gia giảm lệnh trừng phạt, hoặc thậm chí gây chia rẽ Hàn Quốc và Mỹ. Tất cả đều là những điều tốt”, chuyên gia về các vấn đề quốc tế Mason Richey từ đại học Hankuk ở Seoul, lập luận. Cả hai bên đều có cơ hội để tiếp tục hợp tác xa hơn sau Thế vận hội.
Washington là đối tác thân cận nhất của Hàn Quốc nhưng lại được coi là đối thủ lớn nhất của Triều Tiên. Chính phủ Mỹ đã hoan nghênh cuộc đàm phán hai bên, nhưng không quên nhấn mạnh sự kết hợp giữa Seoul và Washington sẽ là chìa khóa trong việc đối phó với Triều Tiên.
Tuy nhiên, trong một số quan điểm thận trọng hơn, một số nhà quan sát nói rằng thời gian xích lại gần nhau của Bình Nhưỡng và Seoul có thể chỉ kéo dài qua Thế vận hội, rồi nhanh chóng “xì hơi” khi “lệnh ngừng bắn” kết thúc và Mỹ-Hàn tái tổ chức diễn tập quân sự thường niên.
Như một động thái thiện chí, Seoul đã đồng ý hoãn lại cuộc tập trận trong thời gian diễn ra Thế vận hội.
"Tuy nhiên Mỹ và Hàn Quốc chỉ trì hoãn chứ không phải hủy bỏ. Một khi các bài tập được tiến hành trở lại, Triều Tiên có khả năng lại tức giận như trước kia", Yoel Sano – người đứng đầu trung tâm Chính trị toàn cầu và Rủi ro an ninh, từ BMI Research nói.
Có những phân tích lập luận rằng, cuộc đàm phán mà Triều Tiên thực hiện với Hàn Quốc chỉ nằm trong khuôn khổ giới hạn những gì nước này có thể làm được, mà không đi ngược lại con đường tư tưởng của đất nước, trong đó có việc xây dựng năng lực hạt nhân đủ mạnh để bảo vệ trước ý đồ của Mỹ.
Trung Quốc sẽ "chiếm" Bình Nhưỡng trước khi Mỹ-Hàn kịp động binh
Một cuộc chiến tranh toàn diện nổ ra trên Bán đảo Triều Tiên là nguy cơ hiện hữu nếu tình hình vẫn tiếp tục diễn ... |
Mỹ-Hàn bất ngờ "chiều ý" ông Kim Jong-un
Lầu Năm Góc ngày 4-1 cho biết Mỹ đã nhất trí hoãn tập trận quân sự chung với Hàn Quốc cho tới sau Thế vận ... |