Tìm giải pháp hạn chế nguy cơ sa thải hàng loạt người lao động

Bộ LĐ-TB&XH sẽ tiến hành đánh giá việc thực hiện Luật Việc làm, chuẩn bị hồ sơ đề suất sửa đổi Luật Việc làm, trong đó hướng tới các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, cơ quan tổ chức ngăn ngừa việc sa thải lao động hàng loạt.

tim giai phap han che nguy co sa thai hang loat nguoi lao dong

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp mới chỉ hướng đến việc giải quyết hậu quả mà chưa chú trọng đến biện pháp phòng ngừa

Theo thống kê của Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH), nếu năm 2019 mới chỉ có 6 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì tới năm 2015 (năm đầu tiên Luật Việc làm có hiệu lực) đã có hơn 10 triệu người tham gia tăng 11,8% so với năm 2014; năm 2018 có hơn 12,6 triệu người tham gia tăng 7,7% so với năm 2017, bằng 87,7% tổng số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (14,45 triệu người), tổng số đơn vị tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 361.586 đơn vị.

Đáng chú ý, theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, ước kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp tính đến cuối năm 2018 là 79.073 tỷ đồng, dự báo đến năm 2025, Quỹ bảo hiểm thất nghiệp vẫn đảm bảo an toàn.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, chính sách bảo hiểm thất nghiệp hiện nay mới chỉ phần nào giải quyết được hậu quả mà chưa chú trọng đến biện pháp phòng ngừa, chưa thực sự gắn với thị trường lao động, chưa có nhiều biện pháp hỗ trợ cho để người lao động duy trì việc làm tránh bị sa thải.

Đặc biệt, chính sách bảo hiểm thất nghiệp chưa bao phủ tới nhóm lao động có hợp đồng lao động từ 1 tháng tới 3 tháng, trong khi đây là đối tượng có nguy cơ mất việc làm cao, dễ bị ảnh hưởng hưởng nhất từ những thay đổi của thị trường lao động.

Nêu giải pháp cho những tồn tại trên, Cục phó Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH) Lê Quang Trung cho biết, trong giai đoạn 2021-2022, cơ quan này sẽ tham mưu cho Bộ LĐ-TB&XH đánh giá việc thực hiện Luật Việc làm, chuẩn bị hồ sơ đề suất sửa đổi Luật Việc làm, hướng tới các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, cơ quan tổ chức ngăn ngừa việc sa thải lao động hàng loạt và hỗ trợ người lao động “giữ” người lao động ở lại làm việc thông qua công cụ tiền lương, bảo hiểm…

Đặc biệt là ở các ngành có tính chất đặc thù, thời vụ hoặc dễ bị tác động.

Bên cạnh đó, Cục Việc làm cũng sẽ đẩy mạnh hơn nữa công tác thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, qua đó nhằm giúp người lao động nắm bắt các cơ hội trợ giúp, thông qua việc tư vấn, giới thiệu việc làm và hỗ trợ học nghề, qua đó nhanh chóng tiếp cận với thị trường lao động.

tim giai phap han che nguy co sa thai hang loat nguoi lao dong

Một DNNN tổ chức thi uống rượu: Chuyện lạ đời...

Cuộc thi uống rượu được công đoàn của công ty tổ chức, có trao cúp... chứng tỏ được tổ chức bài bản chứ không phải ...

tim giai phap han che nguy co sa thai hang loat nguoi lao dong

Nếu đi làm dịp lễ 2/9, người lao động sẽ hưởng lương thế nào?

Theo quy định của Bộ luật Lao động, người lao động có thể được hưởng hơn 400 lương ngày bình thường nếu đi làm vào ...

tim giai phap han che nguy co sa thai hang loat nguoi lao dong

Làm thêm 400 giờ/năm, lương tính theo cách này người lao động bớt buồn

Tăng giờ làm thêm lên 400 giờ/năm, tiền lương cũng tăng ít nhất bằng 150% nếu vào ngày thường, 200% vào ngày nghỉ hàng tuần ...

/ anninhthudo.vn