Tiệm mì ở đường Lê Văn Sỹ, quân Tân Bình hay Võ Văn Tần, quận 3 (Sài Gòn) là 2 tiệm mì có thâm niên, cha truyền con nối. Nếu có dịp đến đây, bạn đừng nên bỏ qua món ăn ngon nức tiếng ở Sài Gòn này.
Tiệm mì có thâm niên hơn 40 năm
Tọa lạc ở đầu một con hẻm trên đường Lê Văn Sỹ, quận Tân Bình, tiệm mì của gia đình ông Say đã tồn tại ở Sài Gòn từ rất lâu. Theo ông, tiệm có trước năm 1975, do thân sinh của ông mở bán.
Chủ quán kể, gia đình có nguồn gốc người Minh Hương – tên gọi một bộ phận người Hoa sinh sống từ rất lâu ở miền Nam Việt Nam. Cách nấu của gia đình tuy có phần giống người Việt nhưng hương vị đặc trưng không thể nào khác được.
Bạn nên dùng ngay sau khi món ăn được dọn ra, vì nếu để lâu, mì ngấm nước lèo, trở nên bở và mềm. Ảnh: Di Vỹ
Ông chủ đã ngoài 70 tuổi kể, trước giờ quán bán ở đúng một địa chỉ. Đây cũng là nơi sinh sống của gia đình. Trước khi mở cửa đón khách mỗi ngày, gia đình tự tay chuẩn bị các nguyên liệu từ sợi mì, hoành thánh cho đến rau, thịt ăn kèm. Quán không chỉ phục vụ bữa sáng mà còn bán cả ngày.
Thực đơn của quán có gần 10 món, xoay quanh mì và hoành thánh kèm xá xíu. Suất ăn mang ra luôn có một chiếc bánh phồng tôm giòn rụm bên trên để ăn kèm. Sợi mì của quán cũng được gia đình làm mỗi ngày. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được nhân hoành thành vừa vặn, thơm mùi tiêu. Mỗi suất ăn có giá dao động từ 30.000 đồng.
Quán mì gốc Hoa hai đời ‘cha truyền con nối’
Quán nhỏ nằm ở mặt tiền đường Võ Văn Tần, quận 3, Sài Gòn đã mở cách đây 20 năm. Anh Tâm, chủ quán hiện tại, cho biết, quán do thân sinh anh mở. “Ba tôi giờ đã không còn nhưng tôi đã được học toàn bộ công thức nấu nướng của ông”, anh Tâm nói.
Thực đơn của quán anh Tâm có gần chục món, đa phần là các món mì ăn kèm hoành thánh, sủi cảo. Các bước chuẩn bị từ đi chợ, sơ chế đến nấu nướng đều do anh Tâm hướng dẫn các nhân viên làm cùng. Quá trình khép kín này được bắt đầu từ hừng đông để kịp mở quán lúc 6h sáng, bán cho đến nửa đêm.
Theo chủ hàng, ngày trước, quán mở tới tận 2 – 3h sáng. Bí quyết tạo nên sự thành công của món ăn nằm ở nước lèo. Vì quán chỉ có một nồi nước lèo dùng chung cho tất cả các món nên người chế biến phải rất cẩn thận khi nêm nếm để cho ra nước lèo ngon và đậm đà.
Món được thực khách nhắc tới nhiều nhất đó là sủi cảo. Nhờ độ tươi của tôm mà miếng sủi cảo thêm ngọt. Tương tự, hoành thánh có nhân được nêm vừa vặn, nhỏ vừa ăn. Món ăn cũng được lòng nhiều người bởi lớp vỏ không quá dày và không bị nhão.
Mỗi tô mì hoành thánh hay mì sủi cảo có giá 40.000 đồng. Nếu chỉ ăn sủi cảo, khách sẽ trả 35.000 đồng.
Món ngon "đốn tim" du khách trong chợ người Hoa ở Sài Gòn
Dạo chơi ở khu chợ Hoa nổi tiếng ở Sài Gòn, du khách tha hồ thưởng thức những món ngon "đốn tim". |
Một vòng miền Tây thưởng thức những món ngon trứ danh
Hủ tiếu Sa Đéc, bánh xèo Đồng Tháp, bún bò cay Bạc Liêu... là những món ăn bạn nên thử khi vi vu các tỉnh ... |
Ốc, bún riêu, bánh mì vào tốp món ngon thế giới
Ba món ăn của VN gồm ốc, bún riêu và bánh mì vừa được chuyên trang du lịch Traveller của Hãng truyền thông Fairfax Media ... |
Tiệm mì gốc Hoa 38 năm ở ngoại ô Sài Gòn
Quán ăn của gia đình ông Há ở quận Gò Vấp nằm xa trung tâm thành phố nhưng vẫn đón một lượng khách ổn định ... |