Thủ khoa ở nhà chăn lợn: sợ nhất ngại khó ngại khổ

Đừng chấp nhận bất cứ đỉnh cao nào, đừng coi thành công của hiện tại là thành công của tương lai...

thu khoa o nha chan lon so nhat ngai kho ngai kho Có một thủ khoa sư phạm đang ở nhà chăn heo, thưa thầy bộ trưởng
thu khoa o nha chan lon so nhat ngai kho ngai kho Thủ khoa sư phạm đi chăn lợn: Đơn giản đó là lựa chọn!

Quán quân của một cuộc thi nghệ thuật không có nghĩa ra khỏi cuộc thi sẽ trở thành ca sĩ nổi tiếng nếu không nỗ lực làm việc và cống hiến. Đừng chấp nhận bất cứ đỉnh cao nào, đừng coi thành công của hiện tại là thành công của tương lai. Nói như thế để thấy, kiến thức sách vở và điểm số học tập là chưa đủ để mỗi người có thể đáp ứng những đòi hỏi của cuộc sống.

Một bộ phận không nhỏ học sinh hiện nay thiếu kỹ năng sống như: Năng lực giao tiếp, hợp tác còn vô cùng hạn chế, năng lực quản trị cuộc sống giải quyết vấn đề gần như không có. Đa phần các bạn không xác định được mục tiêu và nỗ lực hành động để đạt được mục tiêu đó. Sự trông chờ, ỷ lại vào người khác đã biến nhiều người trẻ trở nên thiếu chủ động ngay trong chính cuộc đời của mình.

Sợ nhất là các bạn ngại khó ngại khổ, thường lấy lý do để chống chế trong khi tuổi trẻ là quãng thời gian cống hiến nhiều nhất là nền tảng của mọi thành công sau này. Nhiều bạn chưa làm, làm không hiệu quả nhưng vẫn trông chờ hoặc đặt lợi ích bản thân được hưởng lên trên hết. Thành công là một quá trình cần có sự vun đắp từng ngày chứ không thể kết hoa kết trái trong ngày một ngày hai.

thu khoa o nha chan lon so nhat ngai kho ngai kho

Để có một công việc phù hợp, ngay từ khi còn trên ghế nhà trường mỗi sinh viên đã tự phải nỗ lực tìm tòi cho riêng mình.

Bản thân sư phạm là một nghề không mở về đầu ra, khó chủ động trong xin việc và tự tạo việc làm cho mình. Con đường mà sinh viên sư phạm đi có định hướng rõ nơi mà mình sẽ phải đến, đó là con đường duy nhất nếu cánh cửa không mở coi như một sự bế tắc.

Các thầy cô đi dạy rồi cũng khó có cơ hội thay đổi môi trường công tác, càng không có cơ hội thay đổi về nghề nghiệp sau một thời gian công tác. Nhưng, với những người trẻ liệu có nên chấp nhận sự an toàn bền vững đó. Tại sao bản thân không dám đặt mình vào những thử thách thực sự?

Tôi biết, có nhiều người học sư phạm nhưng ra làm việc ở các lĩnh vực khác, kỹ năng nghề nghiệp của họ rất tốt cộng với kiến thức đã học họ hoạt động trong lĩnh vực giáo dục rất thành thạo. Tôi cũng biết có nhiều người học Ngoại Thương, học Bách khoa... họ cũng đi dạy điều đáng nói là kỹ năng của họ rất tốt, họ có khả năng trình bày, thu hút học trò bằng những hoạt động truyền cảm hứng.

Bản thân tôi trước khi đi dạy thời sinh viên cũng đã đặt mình vào rất nhiều công việc ngoài sư phạm như báo chí, xuất bản, dịch thuật thậm chí là bán hàng. Và tôi thấy tất cả những kỹ năng tôi học được tôi đều vận dụng trong chính nghề nghiệp của mình. Cuộc sống rất mở, các mối quan hệ cũng rất mở hà cớ gì phải tự đóng cánh cửa nghề nghiệp của mình?

thu khoa o nha chan lon so nhat ngai kho ngai kho

Đừng chấp nhận bất cứ đỉnh cao nào (Ảnh minh họa).

Người ta thường nói “nếu bạn không tự thiết kế kế hoạch cuộc đời của riêng mình, bạn sẽ rơi vào kế hoạch của người khác”. Vậy mà có những người chờ đợi để được rơi vào kế hoạch của người khác đó.

Dĩ nhiên tôi cũng thông cảm với hoàn cảnh của nhiều sinh viên sư phạm, nhiều bạn học sư phạm vì nhà còn nghèo, vì muốn về gần nhà để chăm sóc cha mẹ. Nhưng tôi nghĩ rằng khi bạn giao tiếp xã hội nhiều hơn, các mối quan hệ mở rộng, cơ hội nghề nghiệp cho bạn lựa chọn thì bạn sẽ có suy nghĩ khác. Ở đây kiến thức không hề có lỗi, lỗi ở chỗ người ta chưa có kỹ năng để sử dụng những kiến thức đó.

Chăn lợn hay bán hoa quả mà mỗi năm kiếm hàng tỷ đồng đâu phải là chuyện hiếm gặp. U Minh hay trung tâm Sài Gòn thì vẫn phải tuân thủ pháp luật. Bạn là ai thì quy luật cuộc sống vẫn thế, đừng đổ lỗi cho cuộc sống hãy tự hỏi chính mình, năng lực của mình thực sự đang ở đâu?

P/S: Mấy bác chăn lợn hay bán hoa quả cần lắm một lời xin lỗi!

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

http://www.nguoiduatin.vn/thu-khoa-o-nha-chan-lon-so-nhat-ngai-kho-ngai-kho-a341911.html

/ Trịnh Quỳnh/nguoiduatin.vn