Đại diện Bộ Y tế Việt Nam mới đây đã có cuộc làm việc với đại diện của Facebook nhằm phối hợp siết chặt tình trạng quảng cáo “nổ” công dụng thực phẩm chức năng, dược phẩm…
Giả danh cơ quan truyền thông chính thống bằng cách cắt ghép hình ảnh để quảng cáo thực phẩm chức năng trên Facebook
Đại diện Bộ Y tế Việt Nam mới đây đã có cuộc làm việc với đại diện của Facebook nhằm phối hợp siết chặt tình trạng quảng cáo “nổ” công dụng thực phẩm chức năng, dược phẩm… Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong, người đại diện Bộ Y tế trong buổi làm việc, cho biết cơ quản lý Nhà nước đã đề nghị Facebook hợp tác, phối hợp trong việc quản lý tình trạng rao bán, quảng cáo trái pháp luật những sản phẩm liên quan đến sức khỏe con người.
Thời gian qua, cùng với sự phát triển rất nhanh cùng sự lan tỏa rộng khắp của các mạng xã hội ở Việt Nam, trên các trang mạng xã hội này cũng xuất hiện dày đặc, tràn lan những thông tin và hình ảnh quảng cáo, rao bán thực phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc… trái quy định pháp luật. Trong đó, cơ quan quản lý Nhà nước đã phát hiện nhiều tình trạng giả danh bác sĩ, bệnh viện, cơ quan truyền thông để quảng cáo sản phẩm; quảng cáo thổi phồng công dụng của các sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng dù không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép…
Không ai phủ nhận vai trò và lợi ích của các mạng xã hội trong việc kết nối mọi người và cung cấp những thông tin, dịch vụ, ứng dụng tiện ích cho người dân, góp phần cho sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, với tính chất đặc biệt của các dịch vụ xuyên biên giới, Facebook cũng như nhiều trang mạng xã hội thời gian qua đã cho thấy những dấu hiệu vi phạm pháp luật của Việt Nam.
Kiếm lợi hàng trăm triệu USD từ thị trường Việt Nam, Facebook không thể vì lợi nhuận mà bất chấp tất cả như vậy. Mạng xã hội này phải có trách nhiệm và chịu trách nhiệm cùng cơ quan hữu trách của Việt Nam ngăn chặn hiệu quả, kịp thời những thông tin, hình ảnh quảng cáo trái phép, ảnh hướng tiêu cực tới sức khỏe, tính mạng của người dân. |
Có số người dùng nhiều nhất và thu lợi lớn nhất tại thị trường Việt Nam với số tiền lên tới hàng trăm triệu USD, song Facebook lại không tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam. Quá trình theo dõi, rà soát của các cơ quan hữu trách của Việt Nam cho thấy, Facebook hiện đang có rất nhiều sai phạm tại Việt Nam, chủ yếu trên 3 lĩnh vực lớn là quản lý nội dung thông tin, vi phạm các quy định về quảng cáo và vấn đề thuế đối với các dịch vụ thanh toán xuyên biên giới, trong đó vi phạm quảng cáo về thực phẩm chức năng, dược phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe… là một trong những vi phạm nhức nhối, gây nhiều bức xúc.
Trên trang mạng xã hội Facebook xuất hiện dày đặc những tin quảng cáo, rao bán thực phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc… “nổ” tung trời, trái quy định pháp luật. Cơ quan quản lý ngành Y tế đã phát hiện nhiều tình trạng giả danh bác sĩ, bệnh viện, cơ quan truyền thông để quảng cáo sản phẩm; quảng cáo thổi phồng công dụng của các sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng dù không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép… Thậm chí, trên mạng xã hội này còn diễn ra phổ biến tình trạng giả mạo, sử dụng hình ảnh, uy tín của cán bộ y tế, cơ quan y tế để quảng cáo.
Nhằm bảo vệ người tiêu dùng, sức khỏe người dân, cơ quan quản lý Nhà nước đã thường xuyên kiểm tra, xử lý những trường hợp vi phạm, trong đó riêng trong năm 2018 đã phạt hành chính tới hơn 6 tỷ đồng. Thế nhưng, việc quảng cáo rao bán thực phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc… trên Facebook vẫn diễn ra tràn lan, như “nấm mọc sau mưa” nên cơ quan quản lý Nhà nước không thể kiểm tra, rà soát và xử lý không xuể.
Chính vì thế, các cơ quan hữu trách tại Việt Nam đã nhiều lần liên hệ, yêu cầu Facebook phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, gỡ bỏ mọi quảng cáo sai sự thật, trái pháp luật. Tại cuộc làm việc mới nhất với đại diện của Facebook, đại diện của Bộ Y tế là Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong đã đề nghị Facebook lập đường dây liên hệ trực tiếp với Bộ Y tế để có thể phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong quản lý các sản phẩm liên quan đến sức khỏe người dùng.
Không chỉ làm việc với Facebook, Bộ Y tế cũng đang phối hợp với các bộ, ngành hữu quan của Việt Nam để có tiếng nói mạnh mẽ, mang tính ràng buộc pháp lý ở tầm cao hơn để buộc Facebook hợp tác với Bộ Y tế trong quản lý nhằm ngăn chặn những quảng cáo sai sự thật, trái pháp luật trên mạng xã hội này. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực y tế cũng kêu gọi, khuyến cáo người dân cần thận trọng, không nên mua các sản phẩm thực phẩm chức năng, dược phẩm… quảng cáo trên mạng xã hội, đặt biệt là những sản phẩm quảng cáo dưới hình thức dùng thư tín bệnh nhân, hình ảnh cơ sở y tế, danh nghĩa cơ quan y tế, hình ảnh bác sĩ, hoặc quảng cáo có công dụng chữa bệnh thần kỳ…
Song thực tế cũng đã cho thấy, khi cơ quan quản lý Nhà nước gửi thông báo yêu cầu bóc gỡ thông tin, hình ảnh và tài khoản vi phạm, Facebook mất rất nhiều thời gian để đáp ứng. Nguyên nhân sâu xa của việc này hoàn toàn không phải vì lý do kỹ thuật hay công nghệ mà bởi Facebook sống nhờ vào quảng cáo. Do vậy, mạng xã hội này đã cố tình lần nữa để “tiếp tay” cho các hoạt động quảng cáo, bất kể đó là các sản phẩm, dịch vụ vi phạm pháp luật Việt Nam, gây hại cho sức khỏe người dân.
Kiếm lợi hàng trăm triệu USD từ thị trường Việt Nam, Facebook không thể vì lợi nhuận mà bất chấp tất cả như vậy. Mạng xã hội này phải có trách nhiệm và chịu trách nhiệm cùng cơ quan hữu trách của Việt Nam ngăn chặn hiệu quả, kịp thời những thông tin, hình ảnh quảng cáo trái phép, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, tính mạng của người dân.
60 triệu người dùng, con số quá “tham vọng” với mạng xã hội Việt Nam? 4 triệu, 20 triệu rồi đến 60 triệu người dùng thường xuyên là 3 mốc khẳng định chỗ đứng, thương hiệu mạng xã hội Lotus ... |
Rao bán thực phẩm tràn lan trên mạng xã hội: Bộ Y tế làm việc với Facebook để siết chặt PGS.TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP) – Bộ Y tế cho biết, Cục này đã có buổi làm việc ... |
Facebook, Twitter…. giăng bẫy con người dựa vào sự thèm muốn được nổi tiếng và ham muốn chinh phục đỏ - đen từ những tương ... |